Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

MÁCH MẸ CÁCH TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG ĐƯỜNG HÔ HẤP CHO TRẺ

Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, không thể chống chọi được các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Do vậy, trẻ dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp. Các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo, các phòng tránh tốt nhất cho trẻ là tăng sức đề kháng đường hô hấp.

1. Tại sao trẻ hay mắc các bệnh lý đường hô hấp?

Có thể nói, một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là các bệnh đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, dễ bị suy yếu nên virus, vi khuẩn có cơ hội tấn công gây ra các bệnh hô hấp. Theo nghiên cứu của bộ Y tế và WHO, nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở trẻ chiếm phần lớn 80 – 90% là do virus. Việc điều trị bệnh bằng kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả cao bằng việc chủ động phòng tránh, nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng trẻ em.

Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể lớn từ sữa mẹ, gọi là “hệ miễn dịch thụ động”. Thế nhưng, sau 6 tháng, chất lượng sữa giảm dần, “tấm khiên tự nhiên” mà mẹ trang bị cho con trẻ đã không còn đủ sức mạnh để con chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Con trẻ phải tự hoàn thiện hệ miễn dịch để sản xuất đầy đủ các kháng thể.

2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ có đường hô hấp kém

Thời tiết, môi trường và những ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khiến cho trẻ thường xuyên gặp phải các bệnh lý đường hô hấp. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh thường bị bố mẹ chủ quan bỏ qua, dẫn tới tình trạng kéo dài và nghiêm trọng. Vì vậy, bố mẹ cần nhận biết các triệu chứng cho thấy cơ quan hô hấp của trẻ thực sự không khỏe, như:

2.1. Sốt

Sốt là triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ viêm đường hô hấp trên. Trẻ dễ sốt hơn người lớn, thân nhiệt tăng cao 39 – 40 độ C, kèm theo các biểu hiện: viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…

2.2. Ho

Ho là triệu chứng của hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp. Trẻ thường ho trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 mỗi năm, tác nhân chủ yếu do virus.

2.3. Nghẹt mũi, chảy nước mũi

Nghẹt mũi xảy ra khi các tế bào tại niêm mạc mũi trẻ bị sưng phồng, phù nề. Đây là các phản ứng khi mạch máu bị viêm nhiễm, đồng thời xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mũi,…

2.4. Đau rát cổ họng

Trẻ nhà bạn thường xuyên đau rát cổ họng, ho, chứng tỏ con có hệ miễn dịch đường hô hấp kém. Nếu quan sát cổ họng, mẹ có thể thấy được niêm mạc sung huyết, sưng đỏ hoặc có thể nổi bóng nước, loét họng. Đau họng, rát cổ họng, sưng viêm, phù nề là lý do khiến con trẻ viêm đường hô hấp có cảm giác khó thở, khó nuốt, chảy nước bọt ra ngoài nhiều hơn bình thường. Trẻ mệt mỏi, bỏ bú, trẻ biếng ăn chậm lớn, dẫn đến suy dinh dưỡng…

2.5. Biến chứng đường hô hấp

Trẻ bị nhiễm các bệnh đường hô hấp trên nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn tới viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như: khản tiếng, mất tiếng, khó thở, thở nhanh, thở rít, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,.. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn tới tử vọng do biến chứng viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, thấp khớp cấp… Hàng năm, trên thế giới có hơn 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

>Xem thêm:

- Thức uống giúp trẻ tăng cường miễn dịch tự nhiên

- Trẻ đề kháng yếu nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?

- Bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình khi covid-19 bùng phát trở lại?

3. Tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ

Chính vì các bệnh lý đường hô hấp rất dễ xảy ra ở trẻ, nên các mẹ hãy lưu ý phòng bệnh bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho con mỗi ngày. Cách tốt nhất để tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ là:

3.1. Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng

Thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ miễn dịch của trẻ. Mẹ nên chủ động xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất, đa dạng và cân bằng. Đồng thời, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua. Thành phần acid lactic trong sữa chua giúp ức chế vi khuẩn gây hại đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp bé hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.

3.2. Cho trẻ uống đủ nước

Trẻ thường lười uống nước, nhất là trong mùa đông. Mẹ nên duy trì thói quen cho con uống đủ nước mỗi ngày. Bởi nước không chỉ có tác dụng đào thải các chất độc hại khỏi cơ thể qua tiết mồ hôi mà còn giúp tăng cường trao đổi máu, tăng cường hệ tuần hoàn, vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể…

3.3. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là yếu tố không thể thiếu để tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ. Hãy đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc từ 8 – 11 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ không chỉ quan trọng đối với sức khỏe mà còn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển toàn diện về thể chất, trí não của con. Nếu trẻ ngủ không đủ giấc, con dễ bị mệt mỏi, uể oải và dễ mắc bệnh hơn.

3.4. Cho trẻ vận động mỗi ngày

Tùy vào từng độ tuổi của con mà mẹ có thể cho trẻ vận động từ 30 – 60 phút mỗi ngày giúp tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ, cải thiện và nâng cao sức khỏe toàn diện nhất. Vui chơi giúp tinh thần con trẻ luôn thoải mái, linh hoạt, năng động, tự tạo cho mình kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

3.5. Vệ sinh sạch sẽ tai – mũi họng

Tai mũi họng là các cơ quan liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp. Vệ sinh tai, mũi, họng là cách tốt nhất để mẹ có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ. Những cơ quan này thường liên quan mật thiết, thông với nhau, đồng thời cũng là nơi các virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Mẹ nên lau rửa thường xuyên cho trẻ, sử dụng nước muối loãng, khăn ấm để làm sạch mỗi ngày.

3.6. Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh

Ngoài việc vệ sinh thân thể, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ thì vệ sinh môi trường xung quanh cũng là cách để tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ một cách tự nhiên nhất. Môi trường xung quanh luôn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, tác nhân gây hại không lường hết. Chính vì vậy, giữ không gian sống luôn sạch sẽ sẽ giúp sức đề kháng còn non yếu của con được thích nghi và hoàn thiện dần.

Để giúp trẻ vượt qua khoảng trống miễn dịch trong những năm đầu đời, bố mẹ hãy trang bị cho con trẻ một sức khỏe thật tốt, sức đề kháng vượt trội. Hy vọng bài viết cung cấp cho các bậc phụ huynh nhiều thông tin bổ ích trong việc tăng sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ. 

Để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn về các tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của con, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.