Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG MÙA ĐÔNG CHO TRẺ HIỆU QUẢ NẾU MẸ HIỂU RÕ NGUYÊN NHÂN

Vào mùa đông, trẻ nhỏ thường xuyên mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp như ho, hen suyễn, sổ mũi, cảm lạnh, đau họng, sốt, viêm phế quản… Nhiều bậc phụ huynh chỉ nghĩ rằng giữ ấm cho trẻ là đủ mà quên mất cần chìa khóa giúp trẻ khỏe mạnh chính là tăng sức đề kháng mùa đông. Nắm giữ những nguyên nhân khiến trẻ hay ốm trong mùa đông sẽ giúp bố mẹ đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt chống lại các tác nhân gây bệnh khi thời tiết chuyển mùa.

1. Vì sao cơ thể trẻ dễ đổ bệnh vào mùa đông?

Chúng ta đều nhận thấy rằng, cơ thể dễ mắc bệnh hơn vào những ngày mưa hay mùa đông, đặc biệt ở những người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai… Vậy phải giải thích thế nào về hiện tượng này? Là do vi khuẩn, virus nhiều hơn hay do cơ thể chúng ta?

Tại bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi cho biết, những ngày trời chuyển lạnh, số lượng bệnh nhi đến khám chữa bệnh tăng cao, dẫn đến tình trạng quá tải. Đáng chú ý nhất là tình trạng trẻ nhiễm khuẩn đường hô hấp tăng: viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm phổi… Một số nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ ốm vào mùa đông tăng cao là do:

1.1. Thời tiết lạnh tác động xấu đến hệ hô hấp

Niêm mạc đường hô hấp chịu trách nhiệm làm ấm không khí trước khi đi vào phổi. Mũi được coi là “hàng rào đầu tiên” chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập. Vào những ngày thời tiết trở đông, khi niêm mạc đường hô hấp bị lạnh, cơ chế chống nhiễm trùng bị ức chế, hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng kém hơn. Điều này đã tạo điều kiện để virus, vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập dễ dàng. Ngoài ra, khi thời tiết trở lạnh, các mẹ thường có xu hướng để trẻ ở trong phòng, đóng kín cửa làm không khí lưu thông kém, mầm bệnh dễ xâm nhập hơn.

1.2. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng hệ hô hấp của trẻ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong những tháng mùa đông, mức độ ô nhiễm không khí cao hơn mức bình thường. Bên cạnh ô nhiễm không khí ngoài trời, ô nhiễm không khí trong nhà cũng tăng đáng báo động. Những chất gây ô nhiễm không khí sẽ kích thích đường hô hấp, làm khô, suy yếu lớp màng nhầy mũi và phế quản của trẻ. Hậu quả khiến trẻ dễ bị ốm hơn.

1.3. Vi khuẩn, virus có hại phát triển mạnh hơn

Một số loại virus vi khuẩn như virus rhino (gây cảm lạnh), virus gây bệnh viêm dạ dày, viêm ruột trở nên mạnh mẽ hơn khi ánh mặt trời suy yếu vào mùa đông. Tia cực tím không đủ mạnh để diệt được vi khuẩn, virus gây bệnh.

1.4. Hệ miễn dịch trẻ suy giảm

Việc ít tiếp xúc với ánh mặt trời đồng nghĩa với tế bào bạch cầu ít được sản sinh hơn. Cơ thể thiếu các tế bào bạch cầu chống lại các bệnh nhiễm trùng, hệ miễn dịch suy yếu và trẻ hay ốm vặt hơn so với bình thường. Thêm nữa, ở trẻ, hệ miễn dịch trong những năm đầu đời còn chưa hoàn thiện. Trẻ dễ dàng bị tác động  bởi những yếu tố bên ngoài.

>Xem thêm:

-Bật mí thực đơn dinh dưỡng cho trẻ nhẹ cân

-Top 7 thực phẩm tốt nhất cho trẻ suy dinh dưỡng

-Bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình khi covid-19 bùng phát trở lại?

2. Biện pháp tăng sức đề kháng mùa đông cho trẻ

Hiểu rõ những nguyên nhân trên sẽ giúp bố mẹ xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, tăng sức đề kháng mùa đông tốt nhất:

2.1. Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Mẹ nên xây dựng cho trẻ một thói quen ăn uống đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng (đạm, béo, vitamin và khoáng, tinh bột). Các vi chất dinh dưỡng không chỉ tốt cho sự phát triển của trẻ mà còn là hàng rào phòng ngự hiệu quả cho hệ miễn dịch từ sâu bên trong. Mẹ hãy chú ý cho bé ăn nhiều đậu, ngũ cốc, trái cây, hạt, rau xanh để bổ sung vi chất. Những thực phẩm như tảo, mật ong, nấm cũng nên thêm vào thực đơn món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ.

Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất, mẹ cần hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại thịt chế biến, đồ chiên, nước ngọt, kẹo,… bởi chúng có thể làm giảm khả năng miễn dịch.

2.2. Cho trẻ uống nhiều nước

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc tuần hoàn, trao đổi các chất. Vào mùa đông, trẻ thường không cảm thấy khát nước và lười uống nước hơn, cơ thể cũng từ đó dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy, giữ cho cơ thể đủ nước là bí quyết tăng sức đề kháng mùa đông cho trẻ. Mẹ nên cho trẻ uống nước nhiều mỗi ngày, hoặc bổ sung nước bằng các loại nước ép trái cây, nước canh, súp…

2.3. Hạn chế dùng kháng sinh

Kháng sinh được chứng minh có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi khuẩn hệ tiêu hóa, ức chế khả năng miễn dịch. Kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ nếu lạm dụng bừa bãi. Chính vì vậy, sử dụng càng ít kháng sinh càng tốt. Nếu trẻ bị cảm lạnh nhẹ, mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng từ từ cho trẻ, thêm cốc nước chanh, gừng, mật ong ấm… hoặc nghe theo hướng dẫn của các bác sĩ để có biện pháp tốt nhất cho trẻ.

2.4. Cung cấp các thực phẩm chứa lợi khuẩn

Các chuyên gia sức khỏe đã khẳng định rằng, 80% hệ miễn dịch của cơ thể trẻ được quyết định bởi hệ tiêu hóa. Điều này đồng nghĩa với việc tăng sức đề kháng mùa đông là đảm bảo hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Mẹ cần cung cấp thêm các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ thông qua sữa, sữa chua, men vi sinh, các loại thực phẩm bổ sung…

Để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn về các tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của con, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.