Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

TRẺ NHỎ BỊ CẢM LẠNH PHẢI LÀM SAO? CÁCH GIÚP CON TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG KHI BỊ CẢM MẸ CẦN BIẾT

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh cảm lạnh bởi sức đề kháng của con còn yếu. Điều này không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu mà còn làm cho bố mẹ sốt ruột, lo lắng. Nếu bố mẹ còn mơ hồ băn khoăn về bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ và biện pháp tăng sức đề kháng khi bị cảm thì hãy theo dõi bài viết tổng hợp của VHN Bio dưới đây.

1. Cảm lạnh là bệnh gì?

Cảm lạnh được biết đến là bệnh liên quan đến đường hô hấp trên – vùng mũi, họng. Bệnh không quá nguy hiểm và ít biến chứng, nhưng lại gây ra những triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính gây bệnh cảm lạnh là virus, đặc biệt là rhinovirus. Cảm lạnh có thể tự khỏi sau 1 tuần.

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh cảm lạnh do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, chưa kịp thích nghi với môi trường mới. Lúc này, các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài dễ dàng xâm nhiễm gây bệnh nhiễm trùng, đặc biệt các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, trẻ bị bệnh không hẳn là hoàn toàn không tốt, bởi đâu như một “bài học” giúp con cải thiện và tăng sức đề kháng mũi họng tốt hơn.

Bệnh hay xảy ra khi thời tiết giao mùa, môi trường ô nhiễm. Nếu để bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp và gây bệnh viêm phổi, viêm thanh khí phế quản cấp…

2. Triệu chứng trẻ cảm lạnh

Một số triệu chứng mà mẹ có thể nhận thấy khi trẻ mắc bệnh cảm lạnh như:

Trẻ chảy nước mũi. Những ngày đầu, chất tiết từ niêm mạc xoang mũi thường loãng, có màu trong, nhưng những ngày sau đó có thể nước mũi sẽ đặc hơn, màu vàng xanh. Khi đó, trẻ dễ thấy nghẹt mũi, khó chịu.

  • Trẻ bị ho, đặc biệt ho nhiều hơn vào buổi chiều tối.
  • Trẻ bị hắt xì hơi, mệt mỏi nhiều
  • Trẻ biếng ăn, ăn uống kém hơn bình thường, không muốn bú sữa mẹ.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc.
  • Trẻ kém hoạt bát hơn thường ngày, chán nản, khó chịu.
  • Nếu bệnh tiến triển nặng hơn có thể kèm theo sốt.

3. Làm thế nào để tăng sức đề kháng khi bị cảm cho trẻ?

Trẻ bị cảm lạnh phần lớn nguyên nhân là do virus và hệ miễn dịch còn non yếu. Do đó, việc sử dụng kháng sinh là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ nếu bố mẹ sử dụng bừa bãi. Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là xem xét lại cách chăm sóc trẻ,  bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng khi bị cảm cho con.

3.1. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị cảm

Để tăng sức đề kháng cho đường hô hấp của bé, việc bổ sung dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Mẹ cần phải đảm bảo bữa ăn hàng ngày của trẻ đầy đủ các chất đạm, chất béo, rau xanh, trái cây. Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, đồng thời nước là chất mà mọi cơ quan đều cần để hoạt động tốt hơn.

Các món ăn cần được chế biến loãng, mềm, dễ nhai nuốt để trẻ dễ dàng hấp thu. Một số món ăn mà mẹ có thể tham khảo đưa vào thực đơn của con như:

Cháo gà, súp nóng: Đây vừa là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon mà vừa dễ ăn. Ăn cháo, súp nóng có tác dụng làm lỏng dịch nhầy trong mũi của trẻ, giúp mũi thông thoáng, giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi khi trẻ bị cảm.

Cam, quýt: Những loại trái cây luôn giàu hàm lượng vitamin C và chất khoáng, có tác dụng kháng viêm, tăng sức đề kháng khi bị cảm cho trẻ. Nếu trẻ bị cảm, bố mẹ có thể lựa chọn bổ sung thêm các loại trái cây này.

Sữa chua: Sữa chua cung cấp lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Không những vậy, sữa chua còn chứa nhiều chất kháng viêm, kháng virus, có tác dụng đẩy lùi virus ra khỏi cơ thể. Khi trẻ bị cảm, bố mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua vào thực đơn hàng ngày.

Cá: Trong cá chứa hàm lượng omega 3 – acid béo tốt cho não bộ, tim mạch, vừa tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp phòng ngừa và điều trị cảm hiệu quả. Cá cũng rất dễ để mẹ có thể chế biến thành các món ăn cho con như: cá hấp, cá hầm, canh cá, cháo cá…

Cà rốt, khoai lang: cà rốt và khoai lang chứa nhiều beta-carotene, có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A là chất rất cần thiết để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi con bị cảm, bố mẹ hãy nấu canh cà rốt hoặc luộc khoai lang cho bé ăn.

3.2. Những thực phẩm không tốt cho trẻ bị cảm

Bên cạnh những món ăn tăng sức đề kháng khi bị cảm cho trẻ thì bố mẹ cũng cần cân nhắc lưu ý tránh các loại thực phẩm ở trẻ như:

Tuyệt đối không cho trẻ uống nước lạnh: Nước lạnh gây ra những con ho kéo dài hơn, gây đau họng và khiến tình trạng cảm lạnh không thuyên giảm.

Đồ ăn quá cứng, đầu mỡ: Những món ăn vặt, ăn nhanh như khoai tây chiên, bim bim, bánh quy,… luôn khiến trẻ thích thú. Thế nhưng các mẹ cần chú ý không nên cho con ăn các sản phẩm này khi cơ thể đang bị cảm lạnh bởi chúng sẽ khiến tình trạng ho, đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đồ uống có gas: Khi bị cảm, hệ miễn dịch của trẻ suy yếu và mất nước nhiều. Uống nước ngọt, đồ uống có gas ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của trẻ, càng làm tăng thêm tình trạng mất nước của cơ thể.

Đồ ăn chế biến sẵn: Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn thường không đảm bảo dinh dưỡng và chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi trẻ ốm.

3.3. Chăm sóc trẻ khi bị cảm

  • Các mẹ cần cho trẻ uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Nếu trẻ đã đến độ tuổi ăn dặm, cần bổ sung thức ăn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Có thể dùng bầu hút chuyên dụng hút sạch dịch tiết từ mũi ra để giúp bé dễ chịu hơn.
  • Tạo môi trường giữ ẩm không khí bằng cách dùng máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ.
  • Tuyệt đối không dùng kháng sinh để điều trị bệnh khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không để trẻ nằm sấp khi ngủ, dù trẻ có đang bị nghẹt mũi

>Xem thêm:

-Các loại trái cây tăng sức đề kháng cho trẻ mẹ cần nắm rõ

-Trẻ kém hấp thu cần ăn gì những thực phẩm nào?

-Những điều cha mẹ cần biết về vi chất dinh dưỡng

4. Trẻ bị cảm cần đến bác sĩ khi nào?

Để tránh các biến chứng nặng nề do cảm ở trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Đặc biệt khi trẻ bị sốt cao: trẻ 2 – 3 tháng tuổi sốt 38 độ C trở lên, trẻ lớn hơn sốt trên 39 độ C và ở bất kỳ độ tuổi nào nếu trẻ sốt cao cần đến ngay trung tâm y tế.

Ngoài ra bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường:

  • Trên da xuất hiện các nốt ban đỏ
  • Trẻ ăn không ngon, nôn mửa, tiêu chảy
  • Tình trạng ho kéo dài và có nhiều đờm, đờm có màu vàng xanh và đặc hoặc đờm lẫn nhầy máu.
  • Trẻ bị khò khè, khó thở
  • Trẻ sốt trong nhiều ngày liên tục
  • Trẻ bị mất nước, môi khô, ti mẹ háo hức,…
  • Trẻ mệt mỏi, khó chịu, bú kém
  • Các đầu ngón tay, môi có dấu hiệu tím tái

Cảm lạnh gây ra những triệu chứng khó chịu cho cơ thể của con. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, tình trạng bệnh mà mẹ nên có cách điều trị và tăng sức đề kháng khi bị cảm cho con phù hợp. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.

Để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn về các tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của con, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí.