Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Bố mẹ đã hiểu đúng biếng ăn là gì? Khi trẻ biếng ăn phải làm sao?

Cứ thấy con bỏ bữa là các mẹ lại sốt sắng lên lo lắng để tìm bác sĩ, hay cho rằng con mình đang bị biếng ăn. Vậy biếng ăn là gì? Nguyên nhân gì khiến trẻ biếng ăn? Hãy cùng các chuyên gia của Scumin tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây mẹ nhé.

1. Khi nào thì gọi là trẻ biếng ăn?

Thuật ngữ biếng ăn, chán ăn (picky eating) dùng để chỉ khi đứa trẻ từ chối các loại thực phẩm mà bố mẹ cung cấp trong các bữa ăn của mình. Biếng ăn là triệu chứng thường gặp ở trẻ, nhất là những trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi.

Biếng ăn đang trở thành nỗi ám ảnh chung của nhiều bậc cha mẹ bởi trẻ biếng ăn thường quấy khóc, mệt mỏi và ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ lâu dài. Tuy nhiên, biếng ăn không hoàn toàn là “vô phương cứu chữa”, bố mẹ có thể khắc phục triệt để được vấn đề này nếu kịp thời phát hiện những nguyên nhân gây chứng biếng ăn ở trẻ.

2. Những kiểu biếng ăn ở trẻ

Để có kế hoạch điều trị chứng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ cần hiểu biếng ăn là gì và các loại biếng ăn thường gặp ở trẻ để đánh giá tình trạng biếng ăn của con.

Có 3 kiểu biếng ăn thường gặp ở trẻ, bao gồm:

Biếng ăn sinh lý: Biếng ăn sinh lý thường xảy ra song song với những biến đổi về thể chất của trẻ trong từng giai đoạn phát triển như tập bò, mọc răng, tập đi, tập nói… Biếng ăn sinh lý kéo dài trong khoảng 1-2 tuần và làm trẻ biếng ăn tạm thời.

Biếng ăn tâm lý: Biếng ăn tâm lý là kiểu chán ăn, biểu hiện bằng thái độ không hợp tác, quấy khóc, từ chối thức ăn của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ ăn không ngon, chậm tăng cân và kém phát triển chiều cao.

Biếng ăn bệnh lý: Đây là kiểu biếng ăn nghiêm trọng nhất xảy ra ở trẻ em do tác động của các bệnh lý thường gặp ở trẻ như viêm phổi, khó tiêu, đau họng, viêm amidan,…

 3. Những nguyên nhân nào khiến trẻ biếng ăn?

Tùy vào mỗi kiểu biếng ăn kể trên mà nguyên nhân biếng ăn của trẻ cũng thay đổi theo.

Biếng ăn bệnh lý:

- Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể của trẻ, ức chế các enzym chuyển hóa trong cơ thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, thiếu máu và còi xương.

- Trẻ ốm dài ngày: Những căn bệnh thường gặp ở trẻ như cảm cúm, viêm amidan, viêm họng kéo dài thường khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, đau nhức và khó chịu. Trẻ lười vận động và không có cảm giác đói, không thèm ăn. Vì vậy, nếu tình trạng bệnh kéo dài, trẻ chán ăn thành thói quen sẽ khó bỏ.

- Biếng ăn do vấn đề răng miệng: Răng miệng là cửa ngõ đón đầu các loại thực phẩm chính cho cơ thể. Nhiều trẻ trong giai đoạn mọc răng bị sốt, viêm lợi, cảm giác đau đớn sẽ hạn chế việc nhai nghiền. Trẻ cảm giác khô miệng, nhạt miệng và đôi khi cáu gắt, phản ứng tiêu cực với vấn đề ăn uống.

Biếng ăn sinh lý:

Những vấn đề sinh lý trong giai đoạn phát triển ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của trẻ, có thể do các nguyên nhân:

- Trẻ không có thói quen sinh hoạt đúng giờ: Trong độ tuổi phát triển, trẻ rất hiếu động và thích khám phá thế giới xung quanh. Sự chú ý với những điều mới mẻ có thể khiến trẻ vui chơi quá mức mà quên ăn. Nếu các bữa ăn thường diễn ra không đúng giờ giấc cố định, không tạo được thói quen ăn uống đều đặn thì trẻ dễ quên bữa và chán ăn.

- Thức ăn không hợp khẩu vị: Một món ăn ngon tạo được hứng thú sẽ tác động không nhỏ tới vị giác của trẻ. Chính vì vậy, trong bữa ăn hằng ngày, bố mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều một loại thức ăn nhiều lần hay chế biến món ăn không hợp khẩu vị của trẻ.

- Thiếu vi chất dinh dưỡng khiến trẻ biếng ăn: Các vi chất dinh dưỡng là những chất cần thiết cho cơ thể: vitamin, sắt, kẽm, lysine,… Nếu thiếu vi chất, cơ thể trẻ sẽ mệt mỏi, chán ăn, thức ăn chuyển hóa trong cơ thể giảm sút khiến hệ tiêu hóa kém, hệ miễn dịch suy giảm chức năng.

Biếng ăn tâm lý:

- Trẻ bị ép ăn, không thoải mái: Nhiều bậc bố mẹ thấy trẻ không muốn ăn uống liền hay quát mắng và dọa ép trẻ ăn. Việc thiếu kinh nghiệm nuôi con nhỏ cùng với sự thiếu tinh tế nhận biết các thói quen ăn uống của trẻ vô tình gây áp lực lên con, con trẻ thấy không thoải mái và vui vẻ vào mỗi bữa ăn. Đây là lý do khiến trẻ càng chán ăn và sợ ăn.

- Cho trẻ ăn vặt nhiều: Những món ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ khiến dạ dày của trẻ được lấp đầy trước khi đến bữa ăn chính. Như vậy trẻ sẽ mất cảm giác đói và lười ăn uống hơn.

4. Bé biếng ăn quá phải làm sao?

Biếng ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nhiều kiểu khác nhau, nhưng chung quy lại đều ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu diễn ra trong thời gian dài. Chính vì vậy, nếu trẻ có biểu hiện bệnh lý, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn hợp lý. Đồng thời xây dựng lại chế độ dinh dưỡng lành mạnh, sáng tạo và khoa học, cùng với tâm lý ăn uống thoải mái cho trẻ.

Nếu mẹ đang tìm người bạn đồng hành cung cấp vi chất dinh dưỡng cho độ tuổi phát triển của con trẻ thì Scumin chính là một người bạn đồng hành tuyệt vời nhất. Scumin bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền…

Sử dụng Scumin giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường với độ an toàn, hiệu quả cao.Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm Scumin cũng như giải đáp các vấn đề sức khỏe cũng như tình trạng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.