Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Giúp trẻ nhanh chóng qua giai đoạn biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ và thường không kéo dài nhưng có thể xuất hiện nhiều lần trong quá trình phát triển của trẻ. Tình trạng này kéo dài sẽ trở thành “biếng ăn tâm lý” cho bé, thậm chí vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe non yếu của con trẻ.

Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con ở giai đoạn này, bởi nếu không đáp ứng dinh dưỡng kịp thời trẻ sẽ sút cân, biếng ăn lâu ngày và có nguy cơ suy dinh dưỡng. Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ nhanh chóng qua giai đoạn biếng ăn sinh lý?

https://www.youtube.com/watch?v=wz8csx1g6aM

1. Cùng tìm hiểu "Biếng ăn sinh lý là gì?"

Trẻ được xác định là biếng ăn khi gặp phải một trong các tình trạng sau:

- Trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai, nuốt, bữa ăn thường kéo dài.

- Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, khi nhìn thấy thức ăn thì lại khóc và nũng nịu.

- Trẻ bỏ ăn, không có cảm giác đói, cảm giác thèm ăn khi đến giờ ăn.

Biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên vấn đề biếng ăn sinh lý khá phổ biến ở trẻ và hầu hết trẻ nào cũng trải qua một vài giai đoạn như  này.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ xảy ra khi trẻ bước vào một giai đoạn chuyển giao mới, lúc đó trẻ đang tập trung cho việc phát triển một kỹ năng mới như tập lẫy, lật, ngóc đầu (khoảng từ 3 - 4 tháng tuổi) hay giai đoạn mà bé tập đi (khoảng từ 9 - 10 tháng tuổi). Lúc này trẻ đang mải mê khám phá và phát triển các kỹ năng mới dẫn tới tình trạng xao nhãng chuyện ăn uống, dẫn tới biếng ăn.

Hoặc dễ nhận thấy nhất là khi trẻ bước vào các giai đoạn wonder week (tuần kỳ diệu) thì các mẹ gần như stress thường xuyên với chuyện con bỏ bữa, lười ăn, chưa biết đến khi nào mới khôi phục lại.

> XEM THÊM:

-Biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ

-Dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn tâm lý và cách khắc phục

-Bố mẹ đã hiểu đúng biếng ăn là gì? khi trẻ biếng ăn phải làm sao?

2. Giải pháp cho các trường hợp bé biếng ăn sinh lý

Giống như người lớn cũng có lúc chán ăn, ở những giai đoạn này trẻ cực kỳ lười ăn dù mẹ có chịu khó đổi món, dỗ dành hay dọa nạt. Giai đoạn này đòi hỏi sự kiên nhẫn của mẹ khi trẻ chán bột, cháo, mẹ cần thử nghiệm các món mới để xem trẻ yêu thích món nào. Dù cho trẻ có ăn ít giai đoạn này mẹ cũng không cần lo lắng, căng thẳng bởi khi qua khoảng thời gian “giở chứng”, trẻ sẽ ăn ngon miệng trở lại.

Khi xác định trẻ bị biếng ăn sinh lý, mẹ hãy đừng cấm trẻ mải chơi mà hãy xây dựng những trò chơi với các loại thực phẩm, cho trẻ tham gia vào công cuộc chuẩn bị thức ăn, tạo cảm giác thích thú khi trẻ tận hưởng thành quả do chính mình làm ra. 

Cùng khám phá các giải pháp giúp trẻ nhanh chóng qua giai đoạn biếng ăn sinh lý dưới đây:

2.1. Đối với thức ăn

-  Với trẻ thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nuốt, mẹ có thể chế biến cho trẻ thức ăn ở dạng nhuyễn, hơi lỏng, rồi chuyển dần sang dạng sệt, rồi chuyển qua ăn cơm.

-  Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé để giảm bớt lượng thức ăn trong một bữa để bé không cảm thấy chán mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ nên để ý khẩu phần ăn của con, có thể do phải ăn quá nhiều nên bé lười ăn dần khi đã đủ no.

-  Khai thác thêm khẩu vị của bé, thay đổi món ăn thường xuyên, chế biến các món ăn lạ miệng sẽ giúp kích thích sự ham ăn ở trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý nên chế biến các món dễ ăn cho trẻ.

-  Cho trẻ ăn xen kẽ các món ăn khác khau, mỗi món một ít lần lượt để bé cảm thấy lạ miệng và ăn ngon hơn.

2.2. Đối với tâm lý

-  Mẹ có thể trang trí đĩa ăn của bé và tạo nên một câu chuyện thú vị, tạo thành khoảng thời gian vừa ăn, vừa nói chuyện của hai mẹ con. Sự bắt mắt và câu chuyện thú vị có thể kích thích sự ăn ngon của bé.

-  Mẹ nên khen, khuyến khích và động viên bé ăn.

-  Nên tập cho bé thói quen tự xúc ăn, khi đó bé sẽ chủ động hơn trong việc nhai nuốt thức ăn.

-  Hạn chế việc ăn rong, xem tivi, ipad, điện thoại trong bữa ăn làm giảm sự tập trung của bé vào thức ăn.

-  Mẹ nên kiên nhẫn, chấp nhận tình trạng biếng ăn sinh lý này của bé, tránh việc ép bé ăn hay dọa nạt bé vì có thể gây ra chứng biếng ăn tâm lý rất khó chữa sau này.

2.3. Đối với trường hợp bé chỉ uống sữa, bỏ ăn

Khi bé bắt đầu ăn dặm, thức ăn chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho các hoạt động của cơ thể. Sữa chỉ là nguồn dinh dưỡng phụ. Mỗi ngày, cơ thể con cần được nạp vào 700kcal. Nếu như chỉ uống sữa không thì năng lượng nạp vào chỉ khoảng 450kcal. Chính vì thế cha mẹ cần phải tìm cách bổ sung các nguồn thực phẩm khác cho con. Sao cho lấp đầy năng lượng bị thiếu hụt. Nếu không con sẽ bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Vậy nên khi gặp trường hợp này, mẹ có thể nấu bột gạo hoặc các loại ngũ cốc dinh dưỡng rồi trộn với sữa, nhưng nấu lỏng giống sữa để trẻ chịu uống. Đây cũng là một giải pháp tình thế để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, mẹ nên tìm ra các thực phẩm khác hợp khẩu vị để trẻ chịu ăn.

2.4. Đối với trẻ ăn ngậm, không chịu nuốt

Khi trẻ gặp trường hợp này, mẹ nên nấu thức ăn mềm, hầm nhừ để tạo cảm giác dễ nuốt cho trẻ. Mẹ cũng nên thay đổi thức ăn từ thịt sang tôm, cá, trứng, đậu, sữa… để bổ sung thêm lượng đạm cho trẻ, đồng thời tạo vị lạ miệng, kích thích trẻ ăn ngon. Khi bé nuốt thức ăn, mẹ cũng nên cổ vũ, tạo động lực và niềm vui cho trẻ.

2.5. Đối với trẻ bỏ bữa

Nếu trẻ bỏ bữa không thường xuyên, thì mẹ hãy dũng cảm cất phần ăn đó đi để cho bữa sau và duy trì lịch ăn cố định, chứ không nên chiều theo trẻ. Khi nhịn một bữa sẽ tạo cảm giác đói bụng, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn vào bữa sau.

2.6. Đối với bé nôn trớ khi ăn

Nếu như ngoài 12 tháng tuổi mà khi ăn bé vẫn bị nôn, trớ thì bạn cần phải đưa bé đi khám. Rất có thể con đang mắc phải bệnh lý nào đó, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Đồng thời, các mẹ nên chế biến những món mềm dễ nuốt. Cho con ăn ít một để tránh nghẹn.

Rất may là tình trạng biếng ăn sinh lý của bé sẽ qua đi nhanh thôi nên mẹ đừng quá lo lắng, sốt ruột nhé. Tuy nhiên, nếu bé vẫn biếng ăn kéo dài, mẹ hãy tìm hiểu thêm những lý do trẻ biếng ăn chẳng hạn trẻ bị rối loạn tiêu hóa khiến bé nhà bạn thường xuyên tiêu chảy, táo bón, đầy bụng sẽ dẫn đến biếng ăn đấy.

Biếng ăn sinh lý là một hiện tượng thường gặp ở trẻ, chính vì vậy mẹ cần chuẩn bị tâm lý và kiến thức để không lúng túng khi trẻ đến giai đoạn này. Mẹ chỉ cần cung cấp cho trẻ đủ dưỡng chất, đừng hoảng hốt dù trẻ ăn ít hơn bình thường, qua giai đoạn này trẻ sẽ ăn ngon trở lại thôi nên đừng quá lo mẹ nhé!

https://www.youtube.com/watch?v=ich9z1ogg1Q

Để giúp mẹ chăm sóc con nhàn tênh, đặc biệt là dễ dàng vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý của con, Viện Dinh dưỡng VHN Bio luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ. Hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 / Zalo: 0936.65.35.45 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình phát triển của con.