Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Lời khuyên vàng cho bố mẹ có con trẻ biếng ăn chậm lớn

Theo báo cáo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, Việt Nam có khoảng 45.9 – 57.7% trẻ biếng ăn. Đây thật sự là một con số báo động, bởi biếng ăn kéo dài có thể gây nên những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tương lai của con trẻ. Bố mẹ cùng lắng nghe chuyên gia từ Viện Dinh Dưỡng VHN Bio phân tích về tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn ngay qua bài viết dưới đây.

Trẻ biếng ăn chậm lớn do đâu?

Biếng ăn chậm tăng cân là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Để có giải pháp tốt nhất cho con, trước hết bố mẹ cần hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm lớn. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

Mất cân bằng vi sinh đường ruột: Nguyên nhân có thể do trẻ dùng kháng sinh nhiều, kéo dài. Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại và cái các lợi khuẩn có trong đường ruột. Điều này dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

Thiếu vi chất dinh dưỡng: Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện chức năng hệ cơ quan và miễn dịch cơ thể trẻ, đồng thời kích thích nhu cầu ăn uống. Trẻ biếng ăn chậm lớn có thể do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng dẫn tới giảm bài tiết men tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng.

Chế độ ăn uống không phù hợp: Chế độ ăn uống mẹ chuẩn bị cho trẻ có thể quá đơn điệu, không hợp khẩu vị trẻ hoặc không đầy đủ dinh dưỡng khiến trẻ không hấp thu được hoàn toàn các chất. Từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn chậm lớn.

> XEM THÊM: 

- Trẻ biếng ăn bổ sung gì? Ghi ngay sổ tay dinh dưỡng cho con khoẻ với 9 loại vi chất dinh dưỡng

- Bí quyết điều trị biếng ăn ở trẻ

- Bé biếng ăn quá phải làm sao? Học cách hiểu con để chăm  con cho đúng

Trẻ biếng ăn chậm lớn sẽ để lại hậu quả như thế nào?

Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý chủ quan khi trẻ bị biếng ăn sinh lý hoặc biếng ăn tâm lý, không do các bệnh lý gặp phải. Bố mẹ nghĩ rằng đây là biểu hiện bình thường, khi bước qua giai đoạn này trẻ sẽ phát triển tốt và ăn ngon lớn nhanh trở lại, không cần lo ngại. Tuy nhiên, việc trẻ biếng ăn chậm lớn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ ở thời điểm hiện tại, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của con:

1. Trẻ chậm phát triển thể chất

Biếng ăn suy dinh dưỡng khiến trẻ còi cọc, thấp bé, nhẹ cân so với các bạn cùng trang lứa. Con lớn lên sẽ không có chiều cao tốt, sức khỏe thường xuyên gặp các vấn đề và dễ bị ốm vặt hơn so với các bạn.

2. Trẻ có đề kháng kém, dễ mắc bệnh

Những trẻ thiếu dinh dưỡng, thấp còi sẽ kéo theo sức đề kháng bị suy giảm. Lúc này, cơ thể con trẻ không có đủ đề kháng để chống lại sự tấn công của các tác nhân bên ngoài: vi khuẩn, virus, vi sinh vật, môi trường, thời tiết… Tạo điều kiện thuận lợi cho chúng xâm nhập cơ thể, gây các bệnh lý. Bên cạnh đó, những trẻ biếng ăn và kém hấp thu dinh dưỡng còn có thời gian bị bệnh kéo dài, hay tái phát hơn so với trẻ bình thường.

3. Trẻ chậm phát triển trí não

Dinh dưỡng những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ. Biếng ăn chậm lớn trong thời gian dài khiến trẻ có những dấu hiệu như chậm chạp, lờ đờ, kém linh hoạt hơn so với những trẻ khác. Do đó, khả năng giao tiếp xã hội, xử lý tình huống, phản xạ của trẻ cũng chậm hơn. Năng lực học hỏi và tiếp thu kiến thức cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

4. Ảnh hưởng chỉ số cảm xúc

Trẻ biếng ăn chậm lớn thường có chỉ số cảm xúc (EQ) thấp hơn. Trẻ có xu hướng thụ động, cáu gắt, hay khó chịu và khó hòa nhập. Về lâu dài, nếu không cải thiện, trẻ có thể dẫn đến mắc chứng tự kỷ, học hành kém, mất tập trung…

Lời khuyên cho mẹ khi bé chậm lớn, biếng ăn

Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp:

  • Đa dạng hóa thực đơn và chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và vi chất cần thiết.
  • Tẩy giun thường xuyên cho trẻ, định kỳ 6 tháng/lần.
  • Theo dõi tốc độ tăng trưởng của con để kịp thời phát hiện các tình trạng chậm tăng cân, thiếu hụt so với tiêu chuẩn. Từ đó có những phương pháp khắc phục kịp thời.
  • Luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho con trẻ vui chơi, hoạt động, vận động ngoài trời. Đây là giải pháp tuyệt vời giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng, nhanh đói và ăn ngon miệng hơn.
  • Bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cho cơ thể trẻ.
  • Tăng cường và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn và các phương pháp cải thiện. Khi nhận thấy các dấu hiệu kể trên, bố mẹ hãy đưa trẻ đến các chuyên khoa Nhi để được chuyên gia tư vấn và đưa ra những lời khuyên tốt nhất. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể liên hệ với các Chuyên gia Dinh Dưỡng tại VHN Bio qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí về tình trạng biếng ăn của các con.