Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Những cột mốc bé thường dễ biếng ăn sinh lý mẹ cần phải thuộc lòng

Khái niệm biếng ăn sinh lý đã không còn quá xa lạ đối với nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là những người đang nuôi con nhỏ. Thế nhưng, những thời điểm nào trẻ thường bị biếng ăn sinh lý? Mỗi giai đoạn đó người mẹ nên giải quyết như thế nào? Đó là những điều mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi đi tìm kiếm lời giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ đột ngột lười ăn, ăn ít hơn so với bình thường trong khoảng 1 – 2 tuần, tùy theo từng giai đoạn. Sau thời điểm này, trẻ sẽ quay lại ăn uống bình thường trở lại, hoặc nhiều trẻ vẫn biếng ăn kéo dài gây nên tình trạng chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Những thời điểm trẻ thường dễ bị biếng ăn sinh lý là thời điểm ăn dặm, mọc răng, tập đi, tập nói…

Những mốc biếng ăn sinh lý hay gặp ở trẻ

Trong khoảng 2 năm đầu đời, trẻ sẽ trải qua khoảng 10 lần biến đổi sinh lý, lúc đó trẻ sẽ trở nên chán ăn, biếng ăn, quấy khóc, hay cáu gắt, khó ngủ, dính mẹ nhiều hơn,… Các giai đoạn biếng ăn sinh lý hay gặp ở trẻ như:

1. Giai đoạn 4 – 5 tuần tuổi

Giai đoạn này trẻ bắt đầu có nhận thức với những thứ xung quanh mình, biết quan sát và chú ý tới mọi vật xung quanh chứ không mãi bú những tuần đầu. Trẻ thường xuyên khó ngủ, dễ tỉnh và quấy khóc mẹ nhiều hơn, đôi khi cáu gắt, bỏ bú. Trong giai đoạn này, để giúp bé vượt qua mẹ chỉ cần âu yếm trẻ nhiều hơn, cho bé bú đúng cách, bú thường xuyên là trẻ sẽ ngoan và ngủ đủ giấc.

2. Giai đoạn 8 – 9 tuần tuổi

Giai đoạn biếng ăn sinh lý thứ hai bắt đầu vào thời điểm bé bắt đầu tò mò với những thứ khác xung quanh, các hoa văn, con vật, tiếng động mà trẻ nhìn thấy. Trẻ cũng có hứng thú với mọi thứ khi có người chơi cùng, bé biết khua khoắng tay chân, di chuyển bàn tay thành thục nhất.

Những tò mò về thế giới xung quanh đôi khi khiến trẻ mải mê tập trung, khó ngủ, biếng ăn và kém hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tuyệt vời để bố mẹ có thể rèn cho bé các thói quen bú, ngủ đúng giờ.

3. Giai đoạn 12 tuần tuổi

Ở tuần thứ 12, trẻ đã có thể sử dụng linh hoạt các chuyển động của tay chân. Trẻ nhận thức được sự thay đổi của mọi thứ xung quanh, các chuyển động, tiếng động. Giai đoạn này bé sẽ mải mê với các hoạt động phối hợp tay chân để biết lẫy, biết lật, đôi khi biếng ăn, cáu gắt và khó chịu… Chỉ cần qua giai đoạn này bé sẽ hết biếng ăn và ngoan ngoãn hơn.

4. Giai đoạn tuần thứ 19

Khi trẻ được 19 tuần tuổi, trẻ bắt đầu quan tâm đến các âm thanh từ người lớn, thích mút chân, tay nhiều hơn so với việc bú mẹ. Thời điểm này mẹ không cần quá lo lắng đến việc ăn uống của trẻ, mặc dù trẻ có biếng ăn hơn nhưng chỉ cần cố gắng duy trì các cữ sữa, giấc ngủ đều đặn thì bé sẽ nhanh chóng lớn và khỏe mạnh.

> XEM THÊM: 

- Cảnh báo 4 hậu quả khôn lường với trẻ biếng ăn lâu ngày

- Giải pháp nào cho bé biếng ăn? Cùng bố mẹ “vượt chướng ngại vật”

- Bé biếng ăn khi mọc răng - Mẹ hãy cùng con lắng nghe cơ thể

5. Giai đoạn 23 – 26 tuần tuổi

Bé bắt đầu khám phá, nhận ra khoảng cách và cảm thấy thích thú trước những thứ to lớn xung quanh. Thời điểm này trẻ bắt đầu tập lăn, tập bò để tìm kiếm tới những vị trí khác, thay vì chỉ ngồi một chỗ như trước đây. Biếng ăn sinh lý vào giai đoạn trẻ tập bò là điều dễ hiểu. Việc tập trung vào các hoạt động khiến con trẻ lười ăn, nhưng sau giai đoạn này trẻ sẽ lại ăn uống bình thường

6. Giai đoạn 33 – 37 tuần tuổi

Khi được 33 tuần tuổi trở đi, trẻ đã học bò rất tốt, thậm chí bắt đầu biết cách bám víu những thứ gì đó để đứng vững và tập đi thành thục. Trẻ không thích bò nữa mà chuyển sang giai đoạn tập đi, trẻ muốn đi nhiều hơn, chơi nhiều hơn và lười ăn uống hơn. Giai đoạn này mẹ nên bắt đầu bằng việc cai ti đêm cho con trẻ, để con ăn chính vào ban ngày.

7. Giai đoạn 42 – 46 tuần tuổi

Có thể nói, đây là thời điểm vô cùng quan trọng để hình thành các thói quen sống lành mạnh cho bé. Lúc này, bé bắt đầu nhận ra các hoạt động liên quan đến nhau như đi tất rồi mới đi giày, tới lúc đói bụng thì phải đi ăn cơm. Dù trẻ có biếng ăn, lười ăn thì chỉ cần hình thành thời gian, bữa ăn đúng giờ là trẻ sẽ hiểu và ăn uống nghiêm túc, không có các thói quen xấu.

8. Giai đoạn 52 – 55 tuần tuổi

Bé biếng ăn vì sao? Biếng ăn sinh lý ở thời điểm này là vô cùng lớn, trẻ sẽ không thích ăn uống mà chỉ tập trung vào các sở thích của bản thân về màu sắc, hình khối… Trẻ biết cách hoàn thành các nhiệm vụ khi được bố mẹ giao cho như lấy vật dụng này, đi một đoạn dài, cầm thứ gì đó,… Để giúp bé ăn ngon trong thời điểm này, bố mẹ nên xây dựng một thực đơn ăn dặm tốt cho bé.

Bố mẹ hãy chế biến các món ăn đa dạng màu sắc, trang trí bữa ăn theo nhiều chủ đề hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ. Không nên ép trẻ ăn hay dọa nạt, đưa ra điều kiện nhằm giúp trẻ ăn uống.

9. Giai đoạn 61 – 64 tuần

Khi đến thời điểm này, trẻ học được rằng hành động của mình có những hậu quả nhất định, trẻ biết cách đòi hỏi, nũng nịu với bố mẹ để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Trẻ mải chơi, chạy nhảy, khám phá mọi thứ xung quanh, không những lười ăn mà còn lười ngủ.

Vì vậy, bố mẹ cần thiết lập các kỷ luật trong gia đình và đảm bảo bé nghiêm túc thực hiện, không nên yêu chiều quá nhiều khiến trẻ thường xuyên nũng nịu, đòi hỏi. Hãy dạy trẻ biết cách chịu trách nhiệm với các hành động của chính mình.

10. Giai đoạn 75 tuần tuổi

75 tuần tuổi trở đi, bé có khả năng thay đổi bản thân để biến đổi trong nhiều trường hợp khác nhau. Đôi khi trẻ ngoan ngoãn nhưng đôi khi lại cáu kỉnh, đòi chơi, không chịu ăn chịu ngủ. Bố mẹ hãy tiếp tục thiết lập các quy tắc và ranh giới cho trẻ để trẻ thực hiện. Xây dựng một thói quen tốt từ sớm không chỉ ngăn ngừa biếng ăn sinh lý mà còn hình thành một cách sống lành mạnh ngay từ nhỏ cho trẻ.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các mốc biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết cung cấp thêm cho các bậc phụ huynh nhiều kiến thức về biếng ăn ở trẻ, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp nhất cho trẻ. Nếu bố mẹ đang tìm kiếm các thông tin khác về kiến thức ăn dặm, nuôi con hay các sản phẩm tăng cường miễn dịch, kích thích ăn ngon ở trẻ, Bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.