Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

NHỮNG DẤU HIỆU CHO THẤY TRẺ CÓ SỨC ĐỀ KHÁNG KÉM – CẦN LÀM GÌ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ?

Sức đề kháng là yếu tố chính chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và sinh tồn của con người, đặc biệt là đối với những cá thể non nớt như trẻ em. Trẻ có sức đề kháng kém sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lý đường hô hấp như ho, sốt, cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản… Vậy cần làm gì tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ?

Để tăng sức đề kháng cho trẻ, trước tiên bố mẹ cần hiểu được những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ đang có một hệ miễn dịch yếu. Từ đó khắc phục nguyên nhân và chăm sóc cho trẻ tốt nhất.

1. Sức đề kháng yếu ở trẻ hay ốm vặt

Những tháng đầu đời, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Trong quá trình lớn lên, hệ miễn dịch thụ động mới được dần thay thế bởi hệ miễn dịch chủ động do cơ thể trẻ sản sinh ra. Do vậy, trẻ em rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Trẻ có sức đề kháng yếu ít có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt các bệnh đường hô hấp. Dân gian gọi đó là tình trạng trẻ hay “ốm vặt”.

Giải pháp

Bố mẹ cần làm gì tăng sức đề kháng cho trẻ hay ốm vặt? Câu trả lời là nên đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì đến lúc trẻ 24 tháng. Bên cạnh đó cần bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng đường hô hấp. Hay tiêm phòng vaccine để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi,…

2. Sức đề kháng yếu ở trẻ bị mất nước

Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ, nước cũng là chất cần thiết phải bổ sung hàng ngày. Nước chiếm tới 70 – 75% trọng lượng cơ thể trẻ. Mất nước và hệ miễn dịch suy yếu có tính hệ quả với nhau. Khi trẻ ít uống nước, các hoạt động tuần hoàn trở nên chậm chạp hơn, hệ miễn dịch làm việc kém hiệu quả hơn, trẻ hay mắc bệnh. Ngược lại, khi trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ dễ ốm, bé biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, mất nước,…

Các biểu hiện mất nước ở trẻ được nhận thấy qua tình trạng da khô, niêm mạc môi, lưỡi khô. Trẻ khát nước, mắt trũng, tiểu ít hơn, khóc không có nước mắt… Thậm chí nếu mất nước nặng, trẻ mệt mỏi nhiều, sút cân, uể oải…

Giải pháp

Mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ nước mỗi ngày cho trẻ thông qua sữa mẹ, nước uống, các loại nước ép trái cây hay qua các món ăn như: cháo, súp, canh… Nếu trẻ bị tiêu chảy, cần đảm bảo bồi phụ đủ nước và các chất điện giải cho cơ thể của trẻ, tránh tình trạng trẻ mất nước nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. 

3. Sức đề kháng yếu ở trẻ biếng ăn, chán ăn

Ăn uống là bản năng tự nhiên của con người. Thông qua thức ăn, cơ thể lấy năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. Nếu trẻ có một sức đề kháng kém, hay mệt mỏi, dễ ốm thì trẻ thường biếng ăn, chán ăn nhiều hơn. Do đó, khi trẻ có biểu hiện biếng ăn, bố mẹ cần theo dõi xem trẻ đang gặp các vấn đề gì, có mắc bệnh lý gì không để tìm ra biện pháp giải quyết

Giải pháp

Xây dựng chế độ dinh dưỡng chưa bao giờ là dễ cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Biếng ăn ở trẻ là tình trạng hay gặp phải, có thể do biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý hoặc biếng ăn bệnh lý. Mỗi loại biếng ăn sẽ có một giải pháp khác nhau, vì vậy bố mẹ cần phải xác định rõ vấn đề trẻ gặp phải để biết mình cần làm gì tăng sức đề kháng cho trẻ.

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng đa dạng, nhiều màu sắc để kích thích vị giác của trẻ. Nếu trẻ có bệnh lý cần điều trị triệt để vấn đề sức khỏe cho trẻ.

>Xem thêm:

-Bí quyết điều trị biếng ăn ở trẻ

-Khắc phục trẻ lười ăn, kém hấp thu với thực đơn “siêu tốc”

-Cảnh báo 4 hậu quả khôn lường với trẻ biếng ăn lâu ngày

4. Sức đề kháng kém ở trẻ có hệ tiêu hóa kém

Một trong những dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ có sức đề kháng kém là hệ tiêu hóa trẻ kém, hấp thu thức ăn kém. Trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống… Kết quả là trẻ thiếu dinh dưỡng, còi cọc chậm phát triển. Đây cũng là lý do khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, bé biếng ăn và kém hấp thu dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy yếu và hay bị ốm vặt.

Giải pháp

Với những trẻ có hệ tiêu hóa kém, bố mẹ cần xây dựng thực đơn phù hợp cho con:

  • Các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh…
  • Ăn nhiều loại rau, đậu, trái cây giúp bổ sung hàm lượng vitamin, khoáng và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
  • Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, pho mát,… cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa
  • Cho trẻ sử dụng men vi sinh, thực phẩm bổ sung như Scumin… giúp tăng cường các vi chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho trẻ.

5. Sức đề kháng kém giảm khả năng chịu đựng ở trẻ

Trẻ có sức đề kháng kém có biểu hiện luôn mệt mỏi, không có năng lượng hoạt động, không hào hứng tham gia các hoạt động vui chơi thể chất. Thay vào đó, trẻ lúc nào cũng bơ phờ, đờ đẫn, thèm ngủ, chậm chạp hơn so với các bạn đồng trang lứa…

Shot of a sad sick boy keeping his head on his mother's lap

Giải pháp

Làm gì tăng sức đề kháng cho trẻ lười vận động? Câu trả lời là bố mẹ hãy bổ sung dinh dưỡng cho con, xây dựng cho trẻ một thời gian biểu khoa học: ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ và vui chơi hoạt động ngoài trời từ 30 phút – 1 tiếng hàng ngày. Không nên để trẻ ngồi hoặc nằm lì một chỗ hay bế ẵm trẻ suốt ngày. Khi trẻ ốm, mẹ không nên lạm dụng kháng sinh mà nên hỏi ý kiến của các bác sĩ.

Để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn về các tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của con, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí