Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Bé biếng ăn hay nôn trớ và cách mà bố mẹ thông thái nên làm

Bé biếng ăn hay nôn trớ không đơn thuần do tâm lý sợ ăn, từ chối ăn uống mà còn có thể là biểu hiện bắt nguồn do các vấn đề sức khỏe bên trong. Biếng ăn ảnh hưởng đến cân nặng, tâm lý, sức đề kháng và sự phát triển lâu dài ở trẻ. Vậy làm thế nào để bố mẹ nhận biết cách các nguyên nhân bé biếng ăn hay nôn trớ ở trẻ?

Theo thống kê tại Việt Nam ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, trung bình cứ 5 trẻ sẽ có 1 trẻ bị thiếu cân, cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ bị thấp còi. Biếng ăn và kém hấp thu dinh dưỡng, ăn không tiêu, nôn trớ là thủ phạm hàng đầu gây nên các vấn đề sức khỏe ở trẻ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và tương lai con trẻ.

Nhận biết các nguyên nhân giúp bố mẹ có cách xử lý kịp thời với tình trạng bé biếng ăn hay nôn trớ, đồng thời điều chỉnh và cân nhắc thực đơn ăn uống cho phù hợp:

1. Trẻ biếng ăn do bệnh lý đường ruột

Bé nhà bạn bỗng nhiên biếng ăn, hay nôn trớ nhiều lần trong ngày? Đó có thể là triệu chứng của các bệnh lý đường ruột như viêm dạ dày, viêm ruột, teo tá tràng… Các bệnh lý diễn tiến kèm theo các biểu hiện bên ngoài như sốt, phát ban, đau quặn bụng, trẻ nôn nhiều, dịch nôn bất thường, mệt mỏi, quấy khóc… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh lý có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Cách xử lý: Nếu nhận thấy bé biếng ăn hay nôn trớ bất thường, nghi ngờ do các bệnh lý đường ruột, bố mẹ nên cho trẻ đến các trung tâm y tế để được thăm khám và chẩn đoán tốt nhất. Không nên tự ý dùng thuốc tại nhà cho trẻ.

> XEM THÊM:

- Bé biếng ăn khi mọc răng - Mẹ hãy cùng con lắng nghe cơ thể

- Trẻ biếng ăn hay khóc đêm: Bình thường hay bất thường?

- Tại sao trẻ biếng ăn hay ốm vặt - Đâu là nguyên nhân chính  

2. Trẻ biếng ăn do rối loạn tiêu hóa

Những trẻ rối loạn tiêu hóa thường có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, đánh hơi nhiều, tiêu chảy, biếng ăn, nôn trớ. Ngoài ra, trẻ cũng thường xuyên quấy khóc đêm nhiều, ngủ không ngon, hay trằn trọc, quấy khóc, trở mình. Trẻ đầy hơi do rối loạn tiêu hóa không có cảm giác đói, chán ăn. Nếu bố mẹ ép trẻ ăn sẽ dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ, thậm chí hình thành tâm lý sợ hãi ăn uống ở trẻ.

Cách xử lý: Với những trẻ rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên cân nhắc thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ. Tránh cho trẻ ăn những loại thực phẩm khó tiêu, thay vào đó là các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thức ăn đặc và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Ngoài ra, mẹ có thể massage toàn thân, đặc biệt vùng bụng cho bé mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

3. Trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp

Trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý đường hô hấp như: viêm đường hô hấp trên, ho có đờm khi thay đổi thời tiết, viêm họng, viêm amidan,… Mặt khác, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, không có khả năng kháng lại các tác nhân gây bệnh, virus vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bệnh. Các triệu chứng khi trẻ mắc các bệnh lý hô hấp như ho khan, ho có đờm, thở khò khè, tiếng ran rít,… Cổ họng đau, thanh quản không lưu thông do có đờm khiến việc nuốt thức ăn ở trẻ trở nên khó khăn. Trẻ dễ nôn trớ để tống đờm ra ngoài.

Cách xử lý: Để cải thiện tình trạng bé biếng ăn hay nôn trớ, bố mẹ cần giải quyết triệt để các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ có thể bổ sung các men vi sinh, ngăn ngừa tình trạng loạn khuẩn ruột, nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp.

VHN Bio giới thiệu đến bố mẹ dòng sản phẩm Scumin giúp bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền... hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

4. Trẻ táo bón

Táo bón cũng là một trong những hiện tượng phổ biến ở trẻ. Táo bón gây cảm giác căng tức, khó chịu ở vùng bụng do chất thải không được đẩy ra ngoài. Trẻ giảm cảm giác đói, thèm thức ăn và có thể dẫn đến nôn trớ khi bị ép ăn uống.

Cách xử lý: Nhằm hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ, bổ mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm cảm giác khó tiêu.

5. Trẻ ăn quá no

Có thể bố mẹ chưa biết, dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh là khoảng 30-35ml, trẻ 3 tháng là 100ml và trẻ 1 tuổi là 250 – 300ml. Dạ dày của trẻ còn nhỏ, chưa hoàn thiện, do đó nếu bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, quá sức chứa cho phép, trẻ sẽ bị nôn. Đặc biệt đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm, bố mẹ thường có tâm lý sợ con ăn ít, không tăng cân và ép trẻ ăn bằng hết những gì mình chuẩn bị.

Cách xử lý: Đôi khi biếng ăn ở trẻ không xuất phát từ vấn đề chống đối, mà do trẻ thực sự đã ăn no. Nếu thấy con trẻ đã ăn được một lượng thức ăn vừa đủ, bố mẹ không nên ép trẻ ăn tiếp. Không cho trẻ ăn quá no, quát mắng hay ép trẻ ăn quá nhiều. Nếu sợ bé đói, mẹ có thể tăng số lần ăn/ngày lên và giảm lượng thức ăn mỗi lần xuống để trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Bé biếng ăn hay nôn trớ dù xuất phát từ nguyên nhân gì đều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, tùy vào từng nguyên nhân mà cách xử lý của bố mẹ sẽ khác nhau. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm đến các vấn đề của trẻ để nhận biết lý do trẻ thường xuyên chán ăn, nôn trớ. Đồng thời, bổ sung các vi chất dinh dưỡng từ Scumin để hỗ trợ tăng cường miễn dịch tự nhiên, kích thích ăn uống ngon miệng ở trẻ. 

Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về tình trạng biếng ăn của trẻ, bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.