Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Bé biếng ăn khi mọc răng – Mẹ hãy cùng con lắng nghe cơ thể

“Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”. Ấy thế mà có những lúc, con chẳng chịu ăn ngủ khiến các mẹ bối rối lo lắng. Đặc biệt là con biếng ăn khi mọc răng. Vậy mọc răng gây khó chịu cho trẻ như thế nào? Tại sao con lại biếng ăn vào thời kỳ mọc răng?

Biếng ăn khi mọc răng ở trẻ do đâu?

Nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ, chuyện mọc răng là vấn đề sinh lý rất bình thường của cơ thể không gây khó chịu gì. Trên thực tế, theo các chuyên gia, trẻ mọc răng có những con đau nhức, khó chịu. Nướu răng bị tấy đỏ và dần nứt ra để những chiếc răng sữa bắt đầu mọc lên. Quá trình nứt nướu lợi tạo chỗ cho răng mọc khiến trẻ đau, phát  sốt. Vì vậy, trẻ thường biếng ăn hay khóc đêm, khó chịu, ngủ không ngon và biếng ăn nhiều.

Trong một số trường hợp, trẻ mọc răng còn gặp các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, phát ban, mẩn đỏ ở cằm… Các enzyme trong cơ thể tập trung vào những vị trí răng mọc, hỗ trợ răng sớm nhú ra ngoài. Điều này khiến cho hàm lượng enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn giảm đi. Trẻ sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng, mệt mỏi, chán ăn và biếng ăn khi mọc răng.

Đâu là dấu hiệu trẻ mọc răng?

Các nghiên cứu đều cho thấy, con trẻ thường chỉ chán ăn khi mọc răng nanh. Những chiếc răng nanh mọc vào khoảng từ 16 – 22 tháng tuổi. Ngoài ra, nhiều trẻ cũng có thể bỏ ăn do mọc răng hàm, răng cửa… ngay từ tháng thứ 6. Một số dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết được trẻ biếng ăn do nguyên nhân mọc răng là:

  • Nướu của trẻ sưng tấy, đỏ, sờ vào có cảm giác nóng. Một số trường hợp trẻ có thể bị viêm loét lợi.
  • Trẻ thường xuyên chảy dãi
  • Trẻ cho tay vào miệng, nhất là các vị trí nướu sưng do ngứa, khó chịu.
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn khi mọc răng, bỏ bú mẹ…
  • Hay trẻ có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, rối loạn tiêu hóa, nổi ban, sổ mũi, ho.

Biếng ăn trong mọc răng có nguy hiểm không?

Trẻ mọc răng bị biếng ăn thường kéo dài cho tới khi chiếc răng nhú hẳn ra ngoài. Thông thường giai đoạn này kéo dài từ 3 – 5 ngày, tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Nếu trẻ có sức đề kháng tốt, quá trình mọc răng ít đau đớn, biếng ăn có thể chỉ kéo dài vài ngày. Nhưng với những trẻ có đề kháng yếu, thời gian mọc răng kéo dài kéo theo việc bé biếng ăn trong thời gian lâu hơn.

Trong thời gian trẻ mọc răng, mẹ nên có cách chăm sóc hợp lý, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con để trẻ không bị sụt cân. Đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh tình trạng biếng ăn khi mọc răng trở thành biếng ăn kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

> XEM THÊM:

- Trẻ biếng ăn hay khóc đêm: Bình thường hay bất thường?

- Bé biếng ăn hay nôn trớ và cách mà các bố mẹ thông thái nên làm

- Lời khuyên vàng cho bố mẹ có con trẻ biếng ăn chậm lớn

Mách mẹ cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Mọc răng là quá trình trẻ nào cũng phải trải qua. Để giúp con đảm bảo sức khỏe trong thời gian mọc răng, mẹ cần:

  • Dành nhiều thời gian để chơi đùa, quan tâm con. Những cái ôm, sự quan tâm và chăm sóc của mẹ sẽ giúp con trẻ vững vàng vượt qua cơn đau, sự khó chịu.
  • Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.
  • Massage vùng nướu đau một cách nhẹ nhàng, giúp con giảm ngứa ngáy và sưng đỏ.
  • Không nên ép trẻ ăn khi con khó chịu do biếng ăn khi mọc răng. Thay vào đó hãy chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ, cho con ăn những món con trẻ thích.
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ, tránh những mảng bám, thức ăn tồn đọng gây sâu răng.
  • Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng con, tránh tình trạng nấm hay ngứa ngáy vùng miệng. Do vào thời điểm mọc răng, trẻ thường chảy dãi nhiều hơn.
  • Không để trẻ ngậm bình sữa, núm vú cao su khi ngủ
  • Nếu trẻ sốt, cần cho con dùng thuốc hạ sốt
  • Đưa trẻ đến khám các cơ sở y tế nếu con quấy khóc, bỏ ăn lâu hay có các triệu chứng nặng của sốt, phát ban, rối loạn tiêu hóa…

Chăm sóc trẻ mọc răng biếng ăn theo từng giai đoạn

1. Thời kỳ trẻ mọc răng cửa

Trẻ mọc răng cửa khoảng vào tháng thứ 6 – 10. Răng nhú ra khiến con khó chịu và thường hay cho con tay vào, cho đồ vào cắn.

Bé biếng ăn quá phải làm sao? Ở giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm các bữa phụ giàu dưỡng chất cho con như khoai tây nghiền, bánh pudding… kích thích con ăn đủ chất và ngon miệng.

2. Thời kỳ trẻ mọc răng nanh

Răng nanh mọc từ tháng thứ 10 đến khi trẻ 16 tháng. Ở giai đoạn này trẻ có xu hướng khóc nhiều hơn do đã có nhận thức về việc mọc răng, kèm theo sốt, đi ngoài phân lỏng, có thể mất nước, thiếu nước.

Vì vậy, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Cho trẻ ăn từng lượng nhỏ để con trẻ đỡ chán, tránh nôn ói. Chế biến các thực phẩm lỏng, mềm, dễ nuốt như canh, cháo, súp, trứng gà, bí ngô… hay các loại nước ép trái cây bổ sung nước.

3. Thời kỳ mọc răng hàm

Răng hàm mọc là thời kỳ kéo dài nhất, từ 16 – 29 tháng. Bên cạnh các món ăn dinh dưỡng, mẹ nên chú trọng trong việc trình bày món ăn để kích thích sự quan tâm và sự thèm ăn của trẻ. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi (trứng, sữa, hải sản, đậu phụ), thực phẩm giàu kẽm và selen, trái cây, rau củ. Không cho trẻ ăn các món ăn quá nóng hay quá lạnh, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.

Bên cạnh các tuyệt chiêu chăm sóc trẻ biếng ăn khi mọc răng, bố mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung vi chất để đảm bảo con luôn khỏe mạnh trong thời kỳ mọc răng. Để tìm hiểu về các thông tin vi chất dinh dưỡng, sản phẩm hỗ trợ ăn ngon cho trẻ, bố mẹ vui lòng liên hệ với các Chuyên gia Dinh Dưỡng tại VHN Bio qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.