Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Bé biếng ăn quá phải làm sao? Học cách hiểu con để chăm con cho đúng

Thời điểm bước sang độ tuổi ăn dặm, trẻ bắt đầu nghịch ngợm, muốn khám phá mọi thứ xung quanh và biết cách đưa ra ý kiến nhiều hơn. Đây cũng là lúc mà rất nhiều bà mẹ phàn nàn rằng bé nhà mình biếng ăn, đau đầu tìm đủ giải pháp mà vẫn không khắc phục được. Vậy bé biếng ăn quá phải làm sao?

Những dấu hiệu trẻ biếng ăn mà mẹ cần lưu tâm

Thực tế, có rất nhiều dấu hiệu cụ thể mà bố mẹ chỉ cần quan sát, lưu tâm là có thể nhận thấy trẻ đang biếng ăn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như bộn bề công việc khiến bố mẹ quên mất hoặc chính bố mẹ lại là nguyên nhân khiến cho tình trạng biếng ăn ở trẻ càng ngày càng tệ hơn. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang biếng ăn là:

  • Thời gian ăn của trẻ thường kéo dài trên 30 phút.
  • Trẻ ăn ít hơn bình thường, miễn cưỡng ăn thêm khi bị cha mẹ cưỡng ép
  • Trẻ chỉ ăn một số món nhất định, không chấp nhận ăn hoặc thử ăn các món ăn mới
  • Sức ăn của con thường yếu hơn so với các mẹ đồng trang lứa
  • Trẻ thường xuyên ngậm thức ăn, không chịu nhai, không chịu nuốt. Ngoài ra, một số trẻ còn có dấu hiệu bé biếng ăn và nôn trớ, cố ý phun thức ăn ra ngoài…
  • Một số dấu hiệu khác ở trẻ biếng ăn như hay quấy khóc, tỏ thái độ, cáu kỉnh, không thoải mái khi đến giờ ăn.

Biếng ăn trong thời gian ngắn có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Song nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, trẻ có thể bị còi cọc, kém phát triển, ốm yếu, sức khỏe giảm sút… Đây là tình trạng báo động đáng lo ngại mà bố mẹ cần nhanh chóng can thiệp, tìm sự trợ giúp từ các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

> XEM THÊM:

- Bí quyết điều trị biếng ăn ở trẻ

- Bé biếng ăn vì sao? Những sai lầm của bố mẹ khiến trẻ biếng ăn chậm lớn

- Trẻ biếng ăn nên làm gì và không nên làm gì?

Bé biếng ăn quá phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ, bố mẹ cần thực hiện theo các bước:

Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Hiểu được con thì mới chăm con đúng cách. Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm con. Nhiều bậc phụ huynh cứ chăm chăm tìm kiếm giải pháp rồi kêu than: “Bé biếng ăn quá phải làm sao?” mà bỏ qua các vấn đề trẻ đang gặp phải.

Trẻ biếng ăn có thể do nguyên nhân tâm lý, sinh lý hoặc thậm chí là bệnh lý. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà biện pháp khắc phục cũng có sự khác nhau.

Bước 2: Thiết lập thói quen ăn uống khoa học cho trẻ

Xây dựng một thói quen ăn uống khoa học cho trẻ không chỉ cần thiết cho việc phát triển cân nặng, ngăn ngừa biếng ăn mà còn giúp con hình thành một phong cách sống điều độ, lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh khi ăn uống lung tung, không khoa học khiến trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa…

Mẹ cần cân bằng và điều chỉnh thời gian ăn uống, các bữa ăn chính và bữa ăn phụ, giữa lượng sữa, cháo bột cần thiết cho trẻ. Đảm bảo trẻ ăn uống cân bằng, không quá nhiều cũng không quá ít. Không để trẻ vừa ăn vừa chơi hay xem các thiết bị điện tử,...

Bước 3: Nghiền nhỏ thức ăn cho trẻ

Tùy thuộc vào thời điểm ăn dặm mà độ thô của thức ăn cũng thay đổi theo. Bố mẹ nên nghiền nhỏ thức ăn vừa sức ăn và độ tuổi của bé. Không nên nghiền quá nát khiến trẻ không hình thành thói quen nhai, hay không nên nghiền quá to nếu trẻ chưa thể thích ứng với thức ăn thô.

Bước 4: Hiểu con để biết khi nào là con ăn đủ no

Bé biếng ăn quá phải làm sao? Bé ăn không hết thức ăn có phải do bé biếng ăn không? Câu trả lời là bố mẹ nên thực sự thấu hiểu và tìm hiểu thật kỹ về con. Dạ dày của trẻ còn khá nhỏ và hệ tiêu hóa còn non yếu, do vậy không nên ép trẻ ăn quá no vì có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, đau bụng, đầy bụng hoặc mệt mỏi và không muốn chơi. Đặc biệt, một số trẻ còn bị dị ứng với một số loại thức ăn, bố mẹ cần nắm rõ để tránh cho con ăn, gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Bước 5: Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng

Trẻ ăn ngon khi có một thực đơn ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên và nhiều màu sắc. Dùng mãi một thực đơn có thể khiến bé cảm thấy ăn uống thật nhàm chán, vô vị. Mẹ hãy thay đổi cách nấu, cập nhật các món ăn mới để bé cảm thấy thích thú với việc ăn uống hơn. Đồng thời, không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều, bé sẽ có cảm giác no và đến bữa ăn chính sẽ lười ăn.  

Bước 6: Tạo dựng không khí ăn uống vui vẻ

Tâm lý thoải mái, dễ chịu và vui vẻ là chìa khóa tạo nên một bữa ăn chất lượng. Vì thế, trong các bữa ăn, bố mẹ không nên quát mắng, bắt ép trẻ ăn khiến trẻ sợ hãi hoặc có tâm lý ngại ăn uống. Có thể tạo ra không khí vui vẻ khi để trẻ ăn uống cùng người lớn, cho trẻ cùng tham gia chuẩn bị thức ăn, lựa chọn thực phẩm, sắp xếp đồ ăn…

Bước 7: Bổ sung thêm các chất trẻ thiếu hụt, giúp con ăn ngon, tiêu hóa tốt

Để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế tình trạng bé biếng ăn hay ốm vặt, nâng cao hệ miễn dịch như cốm, men vi sinh… 

Khi lựa chọn các thực phẩm bổ sung, mẹ nên tìm hiểu các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, được các Chuyên gia tin dùng để đem đến hiệu quả tốt nhất trong việc nâng cao miễn dịch, kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt cho trẻ trong độ tuổi ăn dặm. Bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.