Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao? Mẹo giúp mẹ “xử gọn” vấn đề chậm tăng cân ở trẻ

“Con ăn tốt nhưng không hiểu sao vẫn gầy?”. Bố mẹ vẫn thường lo lắng khi thấy con trẻ ăn đủ lượng dinh dưỡng mà không tăng cân hay cao thêm như những trẻ khác. Liệu có phải trẻ đang bị một chứng bệnh nào đó hay đơn giản chỉ là trẻ kém hấp thu dinh dưỡng? Hãy cùng VHN Bio tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào là kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ? 

Nhiều bậc phụ huynh khi được hỏi đều cho rằng con gầy là do bị kém hấp thu. Tuy nhiên theo bác sĩ Trí Đoàn đã viết trong cuốn “Để con được ốm” thì “Trẻ ăn tốt nhưng không tăng cân không phải do kém hấp thu”.

Theo cuốn sách, hiện tượng kém hấp thu xảy ra ở ruột của bất cứ sinh vật nào có ruột, trong đó có con người. Thực phẩm khi đưa vào miệng sẽ được phân huỷ một phần nhờ enzyme amylase. Sau đó thức ăn được đưa xuống dạ dày, dịch vị tiết ra và trộn đều phân huỷ rồi đưa xuống ruột. 

Tại ruột, mật hoặc tụy sẽ tiết ra các loại dịch khác nhau giúp phân cắt thức ăn thành những phân tử nhỏ và hấp thu vào cơ thể. Một phần thức ăn không được hấp thu sẽ đi xuống ruột già để hấp thụ thêm một phần nước và thải bỏ chất bã (phân) ra ngoài theo đường hậu môn. 

Hiện tượng bé kém hấp thu dinh dưỡng xảy ra khi thức ăn đi vào ruột không được hấp thu vào cơ thể mà đi thẳng xuống đường hậu môn. 

>> Xem thêm:

-Trẻ kém hấp thu nên bổ sung gì? những thực phẩm không thể bỏ qua trong thực đơn của trẻ

-Giúp cơ thể tăng cường hấp thu dinh dưỡng chỉ với 8 cách đơn giản

-Cách lựa chọn khoáng chất dinh dưỡng thông minh với trẻ kém hấp thu

2. Những biểu hiện của trẻ kém hấp thu dinh dưỡng

Trẻ em bị kém hấp thu dinh dưỡng nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Đặc biệt, sự suy giảm miễn dịch cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm. Vì vậy, bố mẹ cần phát hiện sớm các biểu hiện của kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ như:

- Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày 

- Trẻ đi ngoài có sống phân 

- Vùng hậu môn bị đỏ, sưng nhẹ hoặc lở loét

- Trẻ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn. 

- Sức đề kháng ở trẻ yếu hơn, dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng. 

- Trẻ có dấu hiệu sụt cân hoặc không tăng cân, tăng cân chậm so với bạn bè. 

- Da dẻ khô, dễ bầm tím dù chỉ va chạm nhẹ. 

- Trẻ thường xuyên quấy khóc, mỏi mệt, dễ cáu gắt hơn. 

Tình trạng tiêu chảy mãn tính (hoặc diễn ra thường xuyên) là một trong những triệu chứng phổ biến. Do đó nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện triệu chứng bệnh trên cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để xử lý kịp thời và có biện pháp điều trị cần thiết nhất. 

3. Giải pháp xử gọn kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ

Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam là nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao top đầu thế giới. Tỷ lệ này cho thấy, trẻ em đang được nuôi dưỡng chưa thực sự tốt. Vì vậy, để con có thể khoẻ mạnh và lớn nhanh, bố mẹ cần: 

Bước 1: Đầu tư vào các bữa ăn của trẻ 

Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp trẻ tăng cân và phát triển tốt. Ở từng độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển cơ, xương, não bộ… là khác nhau. Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao? Trước tiên, bố mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp độ tuổi của trẻ, đồng thời cân bằng 4 nhóm chất: chất đạm – chất xơ – chất béo – chất bột đường. 

Ngoài các thực phẩm phổ biến như tôm, cá, cua, trứng, rau xanh… bố mẹ đừng quên bổ sung thêm các loại nước ép, hoa quả tươi, sữa chua cho trẻ. Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán có hại cho sức khỏe tim mạch và trí não. 

Bước 2: Tăng cảm giác ngon miệng bằng bổ sung vi chất

Trẻ thiếu lysine, vitamin nhóm B, sắt, kẽm,… cũng là nguyên nhân dẫn tới hấp thu dinh dưỡng kém. Hơn hết, thiếu các chất dinh dưỡng cũng khiến trẻ có cảm giác ăn không ngon, lâu dần dẫn tới tình trạng chán ăn, biếng ăn. 

Vì vậy, việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng là điều cần thiết giúp kích thích ăn ngon, hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ. Scumin là sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng để bổ sung các vi chất Bio Organic cho trẻ. 

Scumin là sản phẩm bổ sung các vi khoáng Bio Organic thiết yếu như kẽm, selen, đồng, mangan, có nguồn gốc từ thực vật. Hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền... giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, cải thiện vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.  

Công thức thành phần của Scumin được các nhà khoa học của Viện Dinh dưỡng VHN Bio nghiên cứu và tạo ra nhờ ứng dụng Công nghệ sinh học Bio Organic hiện đại theo quy trình sản xuất của Hoa Kỳ, dựa trên nhu cầu vi khoáng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam. Là công thức ưu việt giúp đề kháng khỏe, trẻ ăn ngon. 

Bước 3: Xây dựng thực đơn hoàn chỉnh 

Thực đơn hoàn chỉnh là một thực đơn được xây dựng đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn. Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng trong việc giải quyết tình trạng biếng ăn, kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ. Trẻ cũng giống người lớn, trẻ cũng biết chán ngán nếu ngày nào cũng ăn một vài món đơn giản. 

Do đó, mẹ nên xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn khác nhau hoặc chế biến theo nhiều cách khác nhau hợp khẩu vị trẻ. Bên cạnh đó, mẹ có thể trang trí bữa ăn dặm của con theo các màu sắc, hình dạng khác nhau để thu hút sự chú ý của con. 

Bước 4: Cho trẻ vui chơi, thể dục thể thao 

Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao? Trẻ được vui chơi chạy nhảy, thể dục thể thao sẽ càng trở nên khỏe mạnh hơn. Vui chơi giúp con được thoải mái, thư giãn và bớt căng thẳng hơn khi ở trong nhà.

Vui chơi, thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, chiều cao và kích thích cảm giác đói khiến con ăn ngon hơn, ăn nhiều hơn. Cả nhà hãy cùng tập luyện thể dục và vui chơi cùng con mỗi ngày để hình thành thói quen, ý thức với sức khỏe. 

Bước 5: Đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho trẻ 

Giấc ngủ luôn là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bé luôn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Ở mỗi độ tuổi, thời gian cho một giấc ngủ chất lượng cũng khác nhau: 

- Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 16 – 18 tiếng/ngày 

- Trẻ 1 – 2 tháng tuổi cần ngủ đủ 15 – 16 tiếng/ngày. 

- Trẻ 3 – 5 tháng tuổi cần ngủ đủ 15 tiếng/ngày 

- Trẻ 6 – 8 tháng tuổi cần ngủ đủ 14 – 15 tiếng/ngày. Buổi tối thường ngủ nhiều hơn khoảng 11 tiếng.

- Trẻ 9 – 12 tháng tuổi cần ngủ đủ 14 tiếng/ngày. 

Khi ngủ, các cơ quan của cơ thể bắt đầu thải độc tố và nghỉ ngơi. Nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ trở nên kiệt sức và sinh ra nhiều bệnh tật. Hơn nữa, trẻ nhỏ ngủ ít sẽ khiến con khó chịu quấy khóc và ăn ít hơn, ảnh hưởng sự phát triển thể chất và trí tuệ. 

Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao? Bố mẹ hãy luôn chủ động để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe của trẻ. Kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng cần được điều trị đúng cách và kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Hy vọng bài viết của VHN Bio giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu biết về bệnh lý và cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng của con, mẹ vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí. Hoặc tìm hiểu thêm thông qua qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio và thông tin qua website: http://vhnbio.vn.