Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Đau đầu vì bé biếng ăn và chậm tăng cân? Đâu là giải pháp gỡ rối giúp bố mẹ?

Bé biếng ăn và chậm tăng cân là vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm sữa lo lắng. Làm sao để con mình lớn nhanh như con nhà người ta? Tại sao đã cho con ăn uống rất nhiều loại thực phẩm mà con vẫn thấp bé, nhẹ cân? Nếu bạn cũng đang lo lắng vì con yêu biếng ăn hoặc đang loay hoay tìm kiếm giải pháp gỡ rối cho tình trạng này thì hãy ĐỌC NGAY bài viết dưới đây nhé!

Như thế nào gọi là bé biếng ăn và chậm tăng cân?

Ở độ tuổi của trẻ nhỏ, tình trạng biếng ăn, chán ăn không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, để nhận biết trẻ biếng ăn, mẹ có thể quan sát thấy các biểu hiện như: quấy khóc, trẻ ngậm chặt miệng, ngậm đồ ăn lâu không nuốt, lắc đầu từ chối thức ăn, nôn trớ… Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian ngắn từ 1-2 tuần, sau đó trẻ ăn uống bình thường thì có thể là do biếng ăn sinh lý. Còn nếu biếng ăn kéo dài trên 3 tuần và có vấn đề sức khỏe ở trẻ thì gọi là biếng ăn bệnh lý. Khi đó mẹ bỉm cần tìm kiếm nguyên nhân ở trẻ để có hướng xử lý kịp thời.

Bé biếng ăn và chậm tăng cân tức là 3 tháng liên tục không tăng cân nào. Mẹ có thể căn cứ vào bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo Tổ chức y tế Thế giới WHO để so sánh các chỉ số ở trẻ để đưa ra kết luận chính các nhất. Ngoài ra, ứng với mỗi giai đoạn phát triển, sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng cũng có sự khác nhau, bố mẹ nên theo dõi hàng tháng.

> XEM THÊM:

- Tổng hợp những kiến thức bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

- Giải pháp nào cho bé biếng ăn? Cùng bố mẹ “vượt chướng ngại vật”

- Cảnh báo 4 hậu quả khôn lường với trẻ biếng ăn lâu ngày

Vậy bé biếng ăn và chậm tăng cân phải làm sao?

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao? Dưới đây là những nguyên tắc mà các bậc phụ huynh nên nhớ để hỗ trợ ăn uống cho trẻ, giúp con ăn ngon, tăng cân đều đặn:

1. Hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu. Đặc biệt trong độ tuổi ăn dặm, thời điểm chuyển giao giữa bú mẹ sang sử dụng các loại thực phẩm, trẻ khó có thể thích ứng kịp, gây nên tình trạng bé biếng ăn và chậm tăng cân. Vì vậy, bố mẹ cần giúp đỡ hệ tiêu hóa của trẻ bằng các bổ sung thêm vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, hấp thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.

Mẹ có thể tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để có thêm thông tin về các thực phẩm phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Hoặc liên hệ với Chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio thông qua hotline….. để được tư vấn và hướng dẫn bổ sung Scumin – thực phẩm bổ sung khoáng vi lượng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, kích thích vị giác, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ hết biếng ăn và chậm tăng cân.

2. Tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ

Nguyên tắc thứ hai trong xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ là kích thích vị giác ở trẻ, giúp trẻ ăn uống ngon miệng và nhiều hơn. Các khoáng chất như kẽm, vitamin nhóm B, lysine là những vi chất có khả năng kích thích thèm ăn. Bố mẹ có thể bổ sung các khoáng chất này từ sữa công thức, rau củ quả, ngũ cốc.

Ngoài ra, khi chế biến các loại thức ăn cho trẻ, mẹ cũng cần chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động để trẻ hào hứng với bữa ăn của mình.

3. Cho trẻ ăn khi đói

Trẻ sẽ từ chối ăn uống khi không có một dạ dày rỗng, không có cảm giác thèm ăn. Mẹ cần nhận biết khi nào trẻ đói để việc cho trẻ ăn hiệu quả hơn, vì đó là lúc dạ dày tiết ra nhiều enzyme, kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ.

Bữa ăn nên được dừng lại khi trẻ đã cảm thấy đủ, không nên ép trẻ ăn quá nhiều khiến con cảm thấy không thoải mái, thậm chí là nôn trớ, hình thành tâm lý sợ ăn uống. Ngoài ra, để việc ăn uống trở nên dễ dàng, mẹ nên cho trẻ ăn đúng bữa, các bữa ăn cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ. Không cho trẻ ăn vặt ngay gần giờ ăn chính.

4. Tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học

Một thói quen ăn uống khoa học không chỉ đem lại một bữa ăn hiệu quả, mà còn là cách mà những bậc phụ huynh thông thái hình thành cho trẻ nếp sống lành mạnh, có quy củ từ sớm. Mẹ có thể tập cho trẻ ăn thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, chia làm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Các bữa ăn diễn ra trong thời gian cố định, cách nhau 2 tiếng đồng hồ. 

Không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, laptop hay các thiết bị điện tử. Đặc biệt, bố mẹ cũng không nên lấy đó làm thứ “trao đổi” để trẻ tập trung ăn uống. Bởi khi dùng các điều kiện trao đổi như: ăn xong sẽ được đi chơi, ăn xong được chơi điện tử, xem phim hay ăn kẹo… khiến trẻ chỉ xem bữa ăn như một điều bắt buộc, không coi trọng bữa ăn và không có cảm giác ăn ngon.

5. Tạo không khí ăn uống vui vẻ

Một nguyên tắc không thể không nhắc đến giúp giải quyết tình trạng bé biếng ăn và chậm tăng cân là tạo cho trẻ một không khí ăn uống vui vẻ. Bố mẹ có thể tạo ra những câu chuyện, trò chơi thú vị với thức ăn, hay cho trẻ ăn cùng lúc với bữa cơm của gia đình. Trẻ vừa có thể học cách ăn uống của người lớn, vừa cảm thấy vui vẻ khi ăn và ăn ngon miệng hơn. Hay mẹ có thể rủ bé cùng tham gia chuẩn bị món ăn, trẻ sẽ có trách nhiệm hơn với ăn uống và thích thú với những món ăn mình được chuẩn bị cùng.

Mẹ không nên ép trẻ ăn, lừa trẻ uống thuốc trong lúc ăn khiến bé có cảm giác sợ hãi khi ăn. Sau mỗi bữa ăn, hãy cho trẻ tham gia các hoạt động vận động chân tay để việc tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.

Bé biếng ăn và chậm tăng cân là nỗi sợ chung của hầu hết các mẹ có con nhỏ. Biết được nguyên nhân và các nguyên tắc trong xây dựng thực đơn bữa ăn giúp mẹ tạo dựng cho con một chế độ ăn uống lành mạnh, hiệu quả. Đảm bảo con ăn ngon, tăng cân đều, phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Các mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm các men vi sinh, men hỗ trợ tiêu hóa giúp kích thích vị giác, xây dựng hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh ở trẻ nhờ sản phẩm Scumin của Viện Dinh dưỡng VHN Bio. 

Để tư vấn thêm các vấn đề và tình trạng biếng ăn của bé nhà mình, bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.