Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Dấu hiệu trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng: Lời khuyên hữu ích dành cho cha mẹ

“Thiếu vi chất dinh dưỡng giống như một nạn đói tiềm ẩn”, dấu hiệu không rõ ràng, nhưng hậu quả rất nghiêm trọng, gây suy giảm tinh thần, sức khỏe kém, năng suất học tập thấp. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm, thậm chí tử vong. Để biết con có thiếu vi chất dinh dưỡng hay không, có hai cách: Đưa con tới các trung tâm y tế để xét nghiệm, thăm khám hoặc cha mẹ có thể tự lắng nghe sức khỏe con yêu, thông qua các dấu hiệu thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ. Cách thứ hai luôn được khuyến khích hơn, vì không ai chăm sóc con tốt hơn cha mẹ.

Đánh giá tổng quan

Vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất, là nhóm dưỡng chất mà cơ thể cần với hàm lượng rất nhỏ, thường dưới 100 miligram, thậm chí chỉ vài microgram mỗi ngày. Tuy cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng chúng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Vitamin cần thiết cho quá trình sản xuất năng lượng, chức năng miễn dịch, đông máu và các chức năng quan trọng khác. Trong khi đó, khoáng chất đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng, sức khỏe xương, cân bằng nội môi trong cơ thể và một số quá trình khác. 

Việc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thường khó nhận biết nếu lượng thiếu không quá nhiều, và chúng ta chỉ phát hiện ra khi cơ thể rung lên những hồi chuông cảnh báo về sức khỏe. Nhận biết các dấu hiệu thiếu vi chất ở trẻ là vô cùng quan trọng, điều này giúp cha mẹ sẽ chuẩn bị cho con mình một giải pháp bổ sung sớm nhất trước khi quá muộn.

7 dấu hiệu trẻ thiếu vi chất mà cha mẹ cần biết

1. Thiếu sắt

Sắt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của con bạn. Sắt giúp di chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể và giúp cơ bắp lưu trữ và sử dụng oxy. Thiếu sắt ở trẻ em gây tình trạng thiếu máu trong các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt bao gồm: da nhợt nhạt, mệt mỏi, tăng trưởng và phát triển chậm, ăn kém…

2. Thiếu kẽm

Giống như sắt, kẽm cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, tuy nhiên, nó cũng là một chất mà nhiều trẻ dễ bị thiếu. Kẽm cần thiết cho hoạt hóa hormone để hình thành các protein liên kết với retinol, hỗ trợ chữa lành vết thương, tăng cường miễn dịch, giúp tái tạo mô. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu: vết trắng trên móng tay, chức năng miễn dịch kém, ăn không ngon, chậm lớn, thương tổn ở da và mắt, chậm lành vết thương… thì có thể con bạn đang có dấu hiệu thiếu kẽm rồi đấy!

3. Thiếu vitamin C và vitamin D

- Thiếu vitamin C có thể dẫn đến bệnh scurvy, biểu hiện theo nhiều cách khác nhau - dễ bị bầm tím, sưng và chảy máu nướu, làm lành vết thương chậm và tóc khô là một số triệu chứng phổ biến. 

- Trẻ em cần đủ Vitamin D để hình thành xương và cơ bắp khỏe mạnh trong suốt những năm phát triển. Các triệu chứng thiếu vitamin D có thể không phải lúc nào cũng rõ ràng. Thiếu vitamin D có thể làm tăng sự nhạy cảm của con bạn với chuột rút, yếu cơ nói chung và gãy xương.

4. Thiếu vitamin A

Vitamin A cần thiết để hỗ trợ thị lực khỏe mạnh và các chức năng hệ thống miễn dịch. Trẻ em bị thiếu hụt phải đối mặt với nguy cơ mù lòa và tử vong do nhiễm trùng như sởi và tiêu chảy. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo thường là đối tượng thiếu vitamin A do chế độ ăn uống không đủ. Bạn đã từng nghe thấy triệu chứng xerophthalmia chưa, đó là biểu hiện ban đầu của sự thiếu hụt gây mắt hay khô, quáng gà. Một đứa trẻ bị mù khi thiếu vitamin A chỉ có 50% cơ hội sống sót.

5. Thiếu vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B đóng vai trò chủ yếu cung cấp năng lượng, cải thiện tâm trạng và duy trì sự sắc bén của não bộ. Vitamin nhóm B bao gồm: B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12. Nhìn chung, vitamin nhóm B đều có tác dụng hỗ trợ sản xuất năng lượng trong cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Khi thiếu cơ thể sẽ gây mệt mỏi, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, không tăng cân, tóc khô, hay giật mình, khóc đêm, có thể ảnh hưởng đến tinh thần và trí tuệ với các triệu chứng như đờ đẫn, chậm chạp, ít hoạt động …

6. Thiếu selen

Nhắc đến selen có khi còn rất xa lạ với nhiều cha mẹ. Selen là nguyên tố hiếm có mặt trong cơ thể với lượng rất ít nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Chức năng chủ yếu của chất khoáng vi lượng này là tham gia vào thành phần của men glutathione peroxidase, men này hoạt động cùng với vitamin E nhằm ngăn ngừa và bảo vệ sự tổn thương màng tế bào bởi các gốc tự do. Khi thiếu hụt gây dễ nhiễm trùng, sắc tố da kém, thiếu selen trong chế độ ăn lâu dài gây ung thư, bệnh tim và suy giảm miễn dịch …

7. Thiếu mangan

Mangan giúp cấu trúc xương chắc khỏe, hỗ trợ sự hấp thu ở cơ thể trẻ và cải thiện mật độ xương cột sống, giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ thức ăn. Con bạn đang có các dấu hiệu: móng tay dễ gãy, mệt mỏi, vết thương lâu lành, viêm da và nhợt nhạt… thì hãy xem lại chế độ ăn uống để cân bằng sự thiếu hụt này nhé!

Lời khuyên hữu ích dành cho cha mẹ

Các vi chất dinh dưỡng không tự sản xuất được trong cơ thể mà phải bắt nguồn từ chế độ ăn. Rõ ràng, rối loạn tăng trưởng chậm và thiếu vi chất dinh dưỡng là phổ biến, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Bổ sung đúng và đủ hàng ngày là giải pháp tối ưu nhất đề phòng thiếu hụt ở trẻ em. Vậy trẻ em cần bao nhiêu là đủ? Dưới đây là hướng dẫn nhu cầu bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé:

 0-6 tháng6-12 tháng1-3 tuổi3-6 tuổi
Kẽm (mg)1,10,8-2,52,43,1
Sắt (mg)0,911812
Selen (mg)6101722
Vitamin A (mcg)375400400450
Vitamin B (mg)0.20.40.50.6
Vitamin C (mg)25303030

4 chiến lược chính để khắc phục sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng

- Đa dạng hóa chế độ ăn uống.

- Tăng cường thực phẩm.

- Bổ sung vitamin và khoáng chất.

- Biện pháp kiểm soát bệnh tật và sức khỏe.

Phần lớn nên tập trung cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, phối hợp nhiều loại thực phẩm và các nhóm chất cần thiết cho trẻ bắt đầu ăn dặm. Nên bổ sung thực phẩm giàu chất sắt nguồn gốc động vật như thịt bò, thịt gà, cá … Thực phẩm chứa nhiều canxi như hoa quả và rau xanh, tôm tép, đậu đen … Bữa ăn hàng ngày của trẻ bổ sung kẽm thông qua thực phẩm: cua, cá, hàu, ngao … Thực phẩm nguồn gốc thực vật bổ sung vitamin A: cà rốt, đu đủ, gấc … Ngoài ra, cha mẹ nên chọn thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn và không rõ nguồn gốc. Các vitamin dễ mất đi trong quá trình chế biến nên khi nấu cha mẹ nhớ lưu ý.

Khi có đủ kiến thức về chăm sóc con, bạn sẽ tự tin hơn. Hãy chú ý đến sự cung cấp thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng để con bạn được phát triển vui vẻ và khỏe mạnh. Vẻ đẹp bên ngoài bắt nguồn sức khỏe bên trong. Sức khỏe không phải là thứ chúng ta có thể mua nên hãy thay đổi từ bây giờ cho con để biến sức khỏe thành tài khoản tiết kiệm giá trị.Để tìm hiểu thêm về nhu cầu dinh dưỡng cũng như được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé nhà bạn, bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.