Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG ĐƯỜNG HÔ HẤP CỦA BÉ?

Thời tiết chuyển mùa là lúc trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp, cảm lạnh. Vì vậy, các mẹ cần nắm bắt ngay những bí quyết tăng sức đề kháng đường hô hấp của bé, ngăn ngừa các tác nhân xâm hại đến cơ thể non nớt của con. 

1. Vì sao cần phải tăng sức đề kháng đường hô hấp của bé?

Miễn dịch là sự miễn nhiễm của cơ thể với dịch bệnh. Cửa ngõ đầu tiên và dễ dàng nhất mà virus, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể chính là qua đường mũi, họng. Hệ miễn dịch có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể, từ da, tủy xương, cổ họng, hệ thống tiêu hóa, hạch bạch huyết, niêm mạc mũi… Vì có mặt ở nhiều vị trí nên hệ miễn dịch có lưu trữ tế bào, tiếp nhận thông tin tới các cơ quan, duy trì hoạt động cơ thể nhịp nhàng và ổn định. Hệ miễn dịch suy yếu khiến virus, vi khuẩn càng có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể hơn.

Theo thống kê tại Việt Nam, bệnh lý đường hô hấp đang có tỷ lệ người mắc cao nhất, đặc biệt ở lứa tuổi trẻ nhỏ. Trong bầu không khí của chúng ta luôn có nhiều vi khuẩn, bụi mịn, hóa chất bay hơi, tia cực tím, các hạt dịch tiết mũi họng… Ngay cả khi giao tiếp, miệng, mũi cũng đã tiếp xúc với hàng triệu con vi khuẩn có lợi lẫn có hại. Trong đó lẩn khuất những con vi khuẩn trung gian (vi khuẩn cơ hội).

Cơ thể có rất nhiều cửa ngõ mà virus, vi khuẩn có thể xâm nhập được, quan trọng nhất chính là đường hô hấp. “Cửa ngõ” này không có “gác cổng” như những cửa ngỏ khác của ruột, lá lách, hệ bạch huyết… Do đó, việc tăng sức đề kháng đường hô hấp của bé là hết sức quan trọng giúp chúng ta xây dựng hàng phòng vệ chốt chặn tại cửa ngõ lớn nhất cho cơ thể của trẻ.

2. Cách tăng cường đề kháng đường hô hấp của bé

2.1. Xây dựng thói quen khoa học

  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi có mùa dịch bệnh: dịch Covid-19, dịch cúm mùa, sởi…
  • Hướng dẫn trẻ biết cách rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng đều đặn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hay sau khi vui chơi, chạm vào các đồ vật… 
  • Nếu trong lớp của trẻ có bạn ốm sốt, nên hạn chế ngồi gần bạn học. Đồng thời, bố mẹ nên liên lạc thường xuyên với giáo viên của trẻ để cập nhật sức khỏe của các bé.
  • Không ăn chung đồ ăn, uống nước với các bạn cùng lớp.
  • Giữ gìn vệ sinh đồ dùng, chỗ ngồi của trẻ trên trường học.
  • Nếu trẻ nhà bạn đang bị cảm cúm, cần cho trẻ đeo khẩu trang, xịt sát khuẩn miệng họng và rửa tay thường xuyên. Đồng thời cân nhắc việc cho bé nghỉ học ở nhà, tránh lây bệnh cho các bạn học khác.
  • Giữ ấm đường hô hấp cho trẻ vào những ngày trời lạnh, mưa gió để tăng sức đề kháng đường hô hấp của bé.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ, dạy trẻ cách đánh răng, rửa mặt, súc họng thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công đường hô hấp
  • Bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa thông thoáng, vệ sinh đồ chơi của trẻ
  • Giữ gìn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh.

2.2. Tăng sức đề kháng đường hô hấp cho bé từ sâu bên trong

Những căn bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi họng… là các bệnh mà trẻ nhỏ - đối tượng có sức đề kháng yếu dễ mắc phải. Cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh là tăng sức đề kháng đường hô hấp của bé thông qua:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì cho đến 24 tháng tuổi, giúp bé có đủ hệ miễn dịch tốt nhất.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết với khẩu phần ăn đa dạng.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc.
  • Để trẻ vận động, vui chơi thường xuyên, ngoài trời mỗi ngày từ 30 phút đến 1 tiếng.
  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ.

>Xem thêm:

-Mách mẹ phương pháp tăng sức đề kháng ở trẻ

-Bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình khi covid-19 bùng phát trở lại?

-Những điều cha mẹ cần biết về vi chất dinh dưỡng

3. Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mũi họng cho trẻ

Khi trẻ mắc các bệnh đường hô hấp, bố mẹ cần làm thông thoáng mũi họng cho trẻ bằng cách vệ sinh mũi họng thường xuyên. Để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi lỏng thì có thể lau rửa ngay bằng khăn mềm. Nếu dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm, bong ra. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng thêm máy hút mũi để làm sạch mũi cho trẻ, tuy nhiên không nên lạm dụng vì dụng cụ có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.

Khi vệ sinh họng cho bé, bố mẹ có thể sử dụng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng hoặc khăn mềm sạch. Sau đó giặt khăn với nước sạch rồi quấn một ngón tay vào khăn mềm, đưa vào miệng trẻ để làm sạch khoang miệng, vòm họng của bé.

Với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể hướng dẫn trẻ vệ sinh mũi họng bằng cách súc miệng bằng nước muối hoặc xịt nước muối biến 3 – 4 lần/ngày.

Hy vọng bài viết cung cấp cho các bậc phụ huynh nhiều thông tin bổ ích trong việc tăng sức đề kháng đường hô hấp của bé. Để trẻ luôn khỏe mạnh, việc nâng cao miễn dịch từ bên trong lẫn bên ngoài là nguyên tắc quan trọng nhất. Các mẹ hãy dành thật nhiều sự quan tâm đến con trẻ để con luôn mạnh khỏe phát triển, vui chơi và học tập. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp, vui lòng liên hệ với Chuyên gia Dinh dưỡng VHN Bio để được hỗ trợ tốt nhất. 

Để được hỗ trợ tư vấn kỹ hơn về các tình trạng sức khỏe dinh dưỡng của con, xin vui lòng kết nối với chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio, hoặc tìm hiểu thêm thông tin qua website: http://vhnbio.vn hoặc liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe của Viện: 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để được các bác sĩ/dược sĩ tư vấn hỗ trợ miễn phí