Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Tại sao có những bạn nhỏ ăn tốt nhưng mãi chẳng tăng cân?

Nhiều mẹ luôn đau đầu tự hỏi tại sao con mình ăn tốt nhưng rất chậm tăng cân, có tháng còn không tăng cân, thậm chí sụt hẳn cân so với tháng trước. Nếu mẹ còn đang loay hoay tìm cách để bé tăng cân nhưng chưa thành công thì hy vọng những kiến thức dưới đây sẽ hữu ích cho các mẹ.

1. Nguyên nhân bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân 

1.1. Trẻ không được bổ sung đủ vi khoáng

Trong quá trình chế biến bữa ăn, rất khó kiểm soát các vitamin và vi khoáng bị mất đi, cũng rất khó để tính lượng vi khoáng được nạp vào cơ thể bé. Đối với tất cả các bé, để có thể tăng cân đều, có chiều cao và cân nặng chuẩn, chắc chắn các bé cần bổ sung kẽm, sắt, lysine, vitamin nhóm B, vitamin C.

Các mẹ nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nguồn gốc thực vật, được tạo ra từ công nghệ sinh học để có thể hấp thụ vi chất gần như tuyệt đối (điều mà các vi chất từ hóa học không thể làm được).

> XEM THÊM:

-Bật mí cho mẹ cách giúp trẻ tăng cân hiệu quả không cần ép ăn

-Mẹ có biết: ăn dặm như thế nào để bé tăng cân tự nhiên?

-8 tác nhân khiến trẻ chậm tăng cân, mẹ nên biết!

1.2. Ăn nhiều nhưng không tiêu hóa được

Trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi, kích thước dạ dày của vẫn còn nhỏ, chưa thể tiêu hóa lượng lớn thức ăn so với tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ đã bắt đầu cho trẻ ăn dặm khá sớm, lượng thực phẩm và loại thực phẩm có thể sẽ không phù hợp với trẻ trong thời điểm này. 

Mẹ cho rằng con ăn nhiều, nhưng thực tế lại chưa đủ về lượng cần thiết trong từng bữa ăn, hoặc ăn không đủ số bữa trong một ngày. Bởi vậy mẹ nên thiết kế số bữa ăn và số lượng mỗi bữa tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ và đáp ứng nhu cầu.

Ví dụ: Trẻ 6 - 8 tháng tuổi nên ăn bổ sung 2 bữa/ngày, mỗi bữa 100 - 150ml; trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi: 3 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml; trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi: 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml. Bữa ăn chính thường là bột, cháo, súp nấu đặc và đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm thức ăn. Nhu cầu về sữa mẹ cũng thay đổi tuỳ độ tuổi và lượng ăn được.

1.3. Thực đơn trong bữa ăn nhiều nhưng đơn điệu 

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, chúng ta nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ thường cho bé ăn theo cảm tính, sở thích mà chưa thực sự chú ý đến tính đa dạng của thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ.

Không khó để nhìn thấy nhiều trẻ chỉ ăn thường xuyên 1-2 món chính trong khoảng thời gian dài. Điều này dễ tạo cho trẻ thói quen xấu khi ăn, hạn chế sự nhận thức và trải nghiệm đồ ăn mới, gây ra tình trạng biếng ăn trở về sau.

1.4. Cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm 

Nhiều bố mẹ quan niệm cho con ăn nhiều chất bổ để mau lớn, chất bổ ở đây là các thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, tôm, trứng, sữa… Thực tế, cho con ăn quá nhiều chất đạm làm bé khó tiêu, giảm ăn, giảm bú, gây tình trạng táo bón khiến trẻ cũng không hấp thụ được thức ăn. 

Bên cạnh đó, chất đạm không phải là nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ. Muốn tăng cân trẻ phải ăn đủ chất bột đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất thiết yếu; chất đạm chỉ cung cấp 13-20% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày tuỳ thuộc độ tuổi.

1.5. Trẻ bị giun sán 

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng chậm lớn. Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này “tranh” sử dụng dưỡng chất từ thức ăn. Các mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con mỗi 6 tháng/lần từ sau 2 tuổi.

1.6. Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân trên, nhiều trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không lớn còn phụ thuộc vào yếu tố khác như: Yếu tố di truyền, cân nặng lúc sinh của trẻ, những bé đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, trẻ mắc các bệnh lý về chuyển hoá, nội tiết hoặc có mức chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy.

2. Mẹ phải làm gì khi con ăn nhiều nhưng chậm tăng cân 

Chế độ dinh dưỡng đúng cách: Trong bữa ăn cần cân bằng các nhóm chất đạm, đường, béo và rau củ. Chú ý đến việc đa dạng các loại thực phẩm và tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu thực vật để hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và góp phần tăng năng lượng cho trẻ mỗi ngày.

Hạn chế ăn vặt: Tránh cho bé ăn vặt giữa các bữa ăn dẫn đến hiện tượng ngang dạ trong bữa chính. Hơn nữa, thức ăn ăn vặt còn có rất nhiều đường, gây cản trở hấp thu dưỡng chất khi ăn các món khác, dù mẹ đã cố gắng lên lịch và chế biến món ăn một cách khoa học nhất.

Bổ sung dinh dưỡng từ bữa ăn mỗi ngày: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ. Khi trẻ ngừng bú mẹ, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng sữa công thức để giúp trẻ dễ hấp thu dưỡng chất. Nhu cầu về sữa cho bé có thể thay đổi theo từng độ tuổi. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên chú ý đến bữa ăn dặm cho bé.

Bổ sung thực phẩm cung cấp vi khoáng: Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý và quan tâm đến việc sử dụng loại sữa nào cho bé tăng cân các bà mẹ cũng có thể bổ sung thêm men vi sinh từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho bé. Đồng thời cũng nên cho bé tích cực vận động vì điều này rất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa của bé.

Trên đây là những kiến thức giúp bố mẹ nắm rõ lý do vì sao các bé yêu dù ăn tốt nhưng vẫn chậm tăng cân, sụt cân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc con trẻ, bố mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: http://vhnbio.vn / Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.