Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Tại sao trẻ biếng ăn hay ốm vặt - Đâu là nguyên nhân chính

Trẻ biếng ăn hay ốm vặt thường xuyên thì bố mẹ chẳng thể nào yên tâm được. Lo lắng về việc ăn uống, sức khỏe của con đã đành, nhiều bậc phụ huynh còn băn khoăn không biết nguyên nhân do đâu mà bé mình biếng ăn ốm vặt mãi, trong khi đã được chăm sóc kỹ càng.

Làm thế nào để giúp con trẻ khỏe mạnh hơn, ăn ngon ít ốm hơn? Đây là câu hỏi chung của nhiều cha mẹ đang có con nhỏ. Cùng chuyên gia viện Dinh dưỡng VHN Bio đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Ốm vặt là gì?

Trẻ hay ốm vặt là những trẻ thường xuyên ốm, hầu như tháng nào cũng ốm phải phải dùng đến thuốc. Các bệnh lý trẻ thường xuyên mắc phải như: viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm,… các bệnh lặp đi lặp lại gây mệt mỏi cho con. Thông thường, những trẻ hay ốm vặt có đặc điểm chung là hệ miễn dịch kém, hệ tiêu hóa kém, trẻ còi cọc, biếng ăn, thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh…

Nguyên nhân nào khiến trẻ biếng ăn hay ốm vặt?

Thực tế cho thấy, trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng và hay ốm vặt có quan hệ mật thiết với nhau. Những trẻ biếng ăn thường xuyên sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của các hệ cơ quan, hệ miễn dịch. Điều này khiến trẻ dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài như môi trường, thời tiết, vi khuẩn, vi sinh vật… từ đó dễ gặp các vấn đề sức khỏe.

Ngược lại, những trẻ hay ốm vặt sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt… Con không có cảm giác ngon miệng, không thèm ăn, chán ăn và từ chối ăn uống. Lâu dần dẫn đến tình trạng biếng ăn kéo dài, ảnh hưởng nặng thêm đến sức khỏe và sự phát triển.

Có thể kể đến một số nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn hay ốm vặt thường xuyên như:

1. Hệ tiêu hóa kém

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm đến 80% so với toàn bộ cơ thể. Vì vậy mà hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong sức đề kháng của trẻ. Tuy nhiên, với hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ còn chưa hoàn thiện, men tiêu hóa chưa đủ, trẻ dễ gặp các vấn đề trong tiêu hóa thức ăn.

Quá trình hấp thu dinh dưỡng bị cản trở, dễ khiến cơ thể trẻ thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là những trẻ có chế độ ăn không phù hợp, biếng ăn.

2. Hệ miễn dịch của trẻ kém

Mặc dù sau sinh, trẻ nhận được kháng thể miễn dịch từ cơ thể mẹ thông qua sữa mẹ, nhau thai khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, kháng thể này sẽ giảm dần sau 6 tháng, nhường chỗ cho quá trình chủ động sản sinh kháng thể của cơ thể trẻ. Lúc này, con bắt đầu phải tự chống chọi với các tác nhân môi trường. Do đó, với những trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đề kháng kém, cơ thể yếu ớt khiến con trẻ biếng ăn hay ốm vặt.

> XEM THÊM:

- Tổng hợp những kiến thức bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

- Bố mẹ đã hiểu đúng biếng ăn là gì? Khi trẻ biếng ăn thì phải làm sao? 

- Những bí quyết giúp bố mẹ tạm biệt stress vì con biếng ăn

3. Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thuốc kháng sinh làm giảm lượng cytokine – hormone cần thiết cho hệ thống miễn dịch cơ thể. Khi trẻ ốm, rất nhiều ba mẹ lạm dụng kháng sinh như một “liệu pháp vàng” giúp con nhanh khỏi ốm. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh bừa bãi càng khiến cơ thể trẻ yếu hơn và nguy cơ mắc bệnh ở những lần sau cao hơn. Việc giảm lượng cytokine trong cơ thể làm giảm sức đề kháng của trẻ, trẻ dễ tái nhiễm bệnh nhiều lần, lần sau nặng hơn lần trước. Không những vậy, lạm dụng kháng sinh còn có những ảnh hưởng khôn lường tới các hệ cơ quan, gây tình trạng kháng thuốc ở trẻ nhỏ.

Vì vậy, trẻ biếng ăn và chậm tăng cân một phần do việc sử dụng thuốc không đúng cách của bố mẹ. Lời khuyên cho các bậc phụ huynh là khi trẻ ốm nên quan sát, đánh giá các biểu hiện của trẻ để xem có cần thiết phải dùng thuốc không. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn tốt nhất.

4. Trẻ được nuông chiều quá mức

Không ít ông bố bà mẹ coi trẻ là “của quý” phải bao bọc hết mức để tránh con chịu những tác nhân gây hại của bên ngoài. Tưởng là tốt, nhưng việc bao bọc con không đúng cách càng khiến con có sức đề kháng kém, nhợt nhạt, kém phát triển. Con không được trực tiếp vui chơi, tắm nắng, vận động, càng mất đi khả năng thích ứng và phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Từ đó con thường xuyên ốm vặt.

Đặc biệt, bên cạnh việc bao bọc con, nhiều gia đình còn nuông chiều khiến trẻ có tâm lý chống đối, hay đòi hỏi. Trẻ chán ăn, từ chối ăn uống hoặc thường xuyên đòi ăn vặt, xem tivi,… gây ra tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ.

Bổ sung gì khi con trẻ biếng ăn hay ốm vặt?

Khi bé biếng ăn, ốm vặt thường xuyên, bố mẹ cần:

  • Cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ, tích cực bổ sung hàm lượng chất xơ thông qua rau củ, quả.
  • Điều trị triệt để các bệnh ở trẻ, tránh để bệnh dai dẳng, không dứt điểm.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho con, ngăn ngừa bệnh tật.
  • Không lạm dụng thuốc, chỉ nên dùng kháng sinh trong những trường hợp cần thiết.
  • Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, vui chơi để trẻ được vui vẻ, cải thiện thể lực.
  • Đặc biệt, cho trẻ bú mẹ trong 2 năm đầu đời.

Bố mẹ hãy luôn cố gắng dành nhiều thời gian có thể cho con, quan tâm đến con để nhận thấy những thay đổi về tình trạng sức khỏe của trẻ. Có như vậy con trẻ mới luôn khỏe mạnh, tránh tình trạng trẻ biếng ăn hay ốm vặt. 

Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về tình trạng biếng ăn, hay ốm vặt của trẻ, bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.