Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Tăng sức đề kháng để làm gì? Sức đề kháng có vai trò quan trọng như thế nào?

Mở màn cho mùa hè sôi động của các bé không thể thiếu hành trình tăng sức đề kháng. Đó là sẽ nền tảng cơ bản để trẻ thỏa sức tham gia những hoạt động vui chơi ngoài trời mà bố mẹ không cần lo lắng. Vậy sức đề kháng là gì? Tăng sức đề kháng để làm gì? Và Thực hư vai trò của nó đối với sức khỏe của trẻ? Hãy cùng VHN Bio bóc mẻ toàn bộ sự thật về tầm quan trọng của sức đề kháng qua bài viết dưới đây.

1. Sức đề kháng là gì?

Cụm từ “sức đề kháng”, “hệ miễn dịch” có lẽ đã quá quen thuộc đối với mỗi ông bố bà mẹ có con nhỏ. Đa phần các trang về y tế chăm sóc trẻ đều không ngừng khuyến cáo tăng sức đề kháng cho trẻ ngày từ khi còn nhỏ. Nhưng thực tế rất ít ông bố bà mẹ hiểu hết về định nghĩa cũng như ý nghĩa của cụm từ “sức đề kháng”. Vậy sức đề kháng là gì?

Theo định nghĩa y khoa, sức đề kháng là hệ thống miễn dịch của cơ thể có khả năng bảo vệ trẻ khỏi những tác động xấu từ bên ngoài như vi khuẩn, virus… Đó là khả năng tự bảo vệ của cơ thể bằng cách sản sinh ra hệ thống kháng thể đặc hiệu hoặc không đặc hiệu để tiêu diệt, loại bỏ tác nhân gây bệnh nhiều cách khác nhau.

2. Vai trò của sức đề kháng là gì?

Để trả lời cho câu hỏi “Tăng sức đề kháng để làm gì ?”, trước tiên các bậc phụ huynh nên hiểu rõ vai trò của sức đề kháng. Sức đề kháng hay hệ miễn dịch được hiểu một cách đơn giản là lớp màng bảo vệ đầu tiên mà mọi tác nhân muốn gây bệnh đều phải vượt qua. Vì vậy nó được xem là hàng rào bảo vệ tốt nhất trong quá trình phát triển của trẻ. Bước đầu giúp trẻ loại bỏ những bệnh lý thông thường như cảm cúm, rối loạn tiêu hóa...

Sức đề kháng được hình thành ngay từ khi còn ở trẻ còn ở trong bụng mẹ. Đó là lớp kháng thể của mẹ được vận chuyển theo cơ chế thụ động tới trẻ. Tuy nhiên nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn khi hệ thống miễn dịch của trẻ con non yếu. Điều này giúp trẻ phòng tránh được một số bệnh lý trong thời kỳ sơ sinh hoặc có tác dụng làm giảm nhẹ mức độ năng của các bệnh.

Bước dần theo thời gian, sức đề kháng được tăng cường thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Trẻ càng khỏe, hệ thống miễn dịch càng chắc chắn thì khả năng mắc các bệnh lý truyền nhiễm như sởi, thủy đậu, cảm cúm...càng giảm thấp. Và thực tế đã chứng minh, hệ miễn dịch tốt là chìa khóa vàng giúp làm giảm tỷ lệ mắc Covid 19 ở trẻ nhỏ cũng như người lớn.

>Xem thêm:

-Mách mẹ phương pháp tăng sức đề kháng ở trẻ

-Bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình khi covid-19 bùng phát trở lại?

-Những điều cha mẹ cần biết về vi chất dinh dưỡng

3. Thiếu sức đề kháng thì trẻ bị làm sao?

Bạn không thể hiểu hết vai trò của sức đề kháng cho đến khi nhìn thấy tác hại của vấn đề này đối với trẻ nhỏ. Cùng điểm qua những vấn đề mà một đứa trẻ có sức đề kháng yếu gặp phải

3.1. Dễ bị ốm vặt

Theo thống kê tại các bệnh viện Nhi cho thấy tỷ lệ viêm đường hô hấp trên và bệnh lý truyền nhiễm tăng cao ở trẻ nhỏ và có dấu hiệu giảm dần khi trẻ lớn hơn. Điều này cho thấy, hệ thống miễn dịch có liên quan trực tiếp tới các bệnh lý mà trẻ mắc phải.Tăng sức đề kháng để làm gì? Để giúp con trẻ khỏe mạnh hơn, ít ốm vặt hơn. Người ta nhận thấy, trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu dễ bị các tác nhân có hại bên ngoại xâm nhập và gây bệnh. Không những vậy, ở trẻ có sức để kháng suy giảm thì mức độ nặng của bệnh tăng lên rất cao, có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Và khi trẻ lớn hơn, sự hoàn thiện của hệ miễn dịch, sức đề kháng gia tăng, tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng giảm dần.

3.2. Nguy cơ nhiễm Covid 19 tăng cao

Bộ Y Tế đã đăng rất nhiều thông tin chứng thực về vai trò của hệ thống miễn dịch, sức đề kháng đối với Covid 19. Khi một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì cần phải rất nhiều virus Covid 19 xâm nhập mới có thể chọc thủng được hàng rào bảo vệ của cơ thể và gây bệnh. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc đối với những trưởng hợp tiếp xúc ít hoặc số lượng virus chưa đủ gây bệnh. Nhưng khi sức đề kháng kém thì chỉ cần một số lượng nhỏ virus cũng đủ khiến cơ thể trẻ rơi vào tình cảnh nguy hiểm.

Bên cạnh đó, mẹ có thể thấy người lớn mắc Covid 19 có biến chứng thấp hơn so với trẻ nhỏ, người già, người mắc các bệnh lý nền. Bởi đơn giản người lớn khỏe mạnh bao giờ cũng có một sức đề kháng tốt và hoàn thiện nhất.

3.3. Chậm phát triển thể chất, trí tuệ

Sức đề kháng không chỉ ảnh hưởng tức thời mà lâu dài còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ. Nó là một vòng xoay với sự sụt giảm sức đề kháng, trẻ dễ mắc bệnh, dẫn tới cơ thể mệt mỏi, chán ăn và chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tỷ lệ trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng đang là một con số báo động ở nước ta. Nó cho thấy vấn đề nâng cao sức đề kháng ở trẻ nhỏ chưa được thực hiện một cách khoa học.

Những bệnh lý mà trẻ nhỏ có thể mắc phải khi sụt giảm sức đề kháng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những bố mẹ nào đang thở ơ với vấn đề tăng sức đề kháng cho trẻ. Không chỉ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà nó cũng khiến cho mỗi gia đình phải tổn thất rất nhiều về cả tiền bạc lẫn tình thần. Một khi sức đề kháng yếu thì việc thúc đẩy, nang cao trở lại gặp rất nhiều khó khăn và cần thời gian tương đối lâu. Bố mẹ có thể xem thêm bài viết Ăn gì để tăng sức đề kháng? hoặc liên hệ với Chuyên gia Dinh dưỡng VHN Bio qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/ để được tư vấn tốt nhất. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.