Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Tổng hợp những kiến thức bố mẹ cần biết về tình trạng bé biếng ăn

Tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ không hề hiếm gặp: Theo nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ cha mẹ đưa con đến khám vì biếng ăn chiếm tới 45,9 đến 57.7%. Tỷ lệ biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) là 44,9%; ở trẻ 1 đến 6 tuổi là 54,58% và 20,8% ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Dù đã rất thân thuộc nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách xử trí đúng cách vấn đề biếng ăn của con: Theo một khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thì 85% bố mẹ Việt hiểu sai về về biếng ăn, chậm tăng cân và cách điều trị. Vậy biếng ăn thực chất là “bệnh” gì và nên xử trí ra sao? “Tất tần tật” những điều bố mẹ cần biết về tình trạng biếng ăn của con, sẽ được các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Biếng ăn là gì và đây có phải “bệnh” thường gặp ở trẻ?

Biếng ăn là một trong những chứng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ. Thuật ngữ biếng ăn, chán ăn thường dùng để chỉ khi đứa trẻ từ chối các loại thực phẩm mà bố mẹ cung cấp trong các bữa ăn của mình. 

Biếng ăn không phải là một bệnh, mà chỉ là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ, thường gặp ở trẻ trong giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi. Điều này dẫn đến trẻ không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể, dẫn tới thiếu hụt lượng dưỡng chất thiết yếu mỗi ngày. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đến thể chất và tinh thần của trẻ, là tiền đề dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác.

Biếng ăn đang trở thành nỗi ám ảnh chung của nhiều bậc cha mẹ bởi trẻ biếng ăn thường quấy khóc, mệt mỏi và ảnh hướng đến sự phát triển của trẻ lâu dài. Tuy nhiên, biếng ăn không hoàn toàn là “vô phương cứu chữa”, bố mẹ có thể khắc phục triệt để được vấn đề này nếu kịp thời phát hiện những nguyên nhân gây chứng biếng ăn ở trẻ.

2. Những dấu hiệu điển hình cho thấy bé yêu đang biếng ăn

Nhiều bố mẹ vẫn thường nhầm lẫn giữa tình trạng bé biếng ăn và bé ăn ít, để nhận biết trẻ biếng ăn, có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

- Trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai, nuốt, bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.

- Trẻ không chịu ăn một số loại thức ăn hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, khi nhìn thấy thức ăn thì lại khóc và nũng nịu.

- Trẻ bỏ ăn, không có cảm giác đói, cảm giác thèm ăn khi đến giờ ăn.

3. Các loại biếng ăn thường gặp ở trẻ

Có 3 kiểu biếng ăn thường gặp ở trẻ, bố mẹ cần nhận biết đúng để có giải pháp phù hợp cho từng kiểu:

- Biếng ăn tâm lý: Biếng ăn tâm lý là kiểu chán ăn, không hứng thú với bữa ăn, biểu hiện bằng thái độ không hợp tác, quấy khóc, từ chối thức ăn của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ ăn không ngon, chậm tăng cân và kém phát triển chiều cao.

- Biếng ăn bệnh lý: Đây là kiểu biếng ăn nghiêm trọng nhất xảy ra ở trẻ em do tác động của các bệnh lý thường gặp ở trẻ như viêm phổi, khó tiêu, đau họng, viêm amidan, viêm đường hô hấp… Khi trẻ ốm bệnh, cơ thể sẽ mệt mỏi nên không có cảm giác thèm ăn, thường chán hoặc bỏ ăn mặc dù đây là giai đoạn cơ thể đặc biệt cần một lượng dưỡng chất đủ lớn để giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng, giúp cơ thể khỏi bệnh và hồi phục.

- Biếng ăn sinh lý: Biếng ăn sinh lý thường xảy ra song song với những biến đổi về thể chất của trẻ trong từng giai đoạn phát triển kỹ năng như tập bò, mọc răng, tập đi, tập nói… Biếng ăn sinh lý kéo dài trong khoảng 1-2 tuần hoặc có khi cả tháng và làm trẻ biếng ăn tạm thời.  

4. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ

Mỗi kiểu biếng ăn lại xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, việc xác định đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ sẽ giúp bố mẹ lựa chọn những giải pháp hữu hiệu nhất.

4.1. Biếng ăn tâm lý

Trẻ biếng ăn tâm lý cũng có những biểu hiện như những trẻ biếng ăn khác như: che, ngâm miệng hoặc quay mặt đi khi thấy thức ăn. Trẻ thường xuyên ngậm thức ăn, không nuốt và khóc nếu bị mẹ ép. Với trẻ lớn hơn trẻ sẽ trốn mẹ vào giờ ăn hoặc ăn rất ít, tỏ ra khó chịu khi ăn…và nguyên nhân chính gây biếng ăn là do các yếu tố ảnh hưởng đến không tốt đến tâm lý của trẻ:

- Trẻ bị ép ăn, bắt ăn với một lượng thức ăn nhiều: Nhiều cha mẹ có quan niệm, cứ nghĩ rằng ăn nhiều mới tốt cho sự phát triển của trẻ. Khi thấy con ăn ít hơn so với các bé cùng lứa tuổi, nhiều bạn đã nghĩ ngay đến việc con bị biếng ăn; mặc dù cân nặng và chiều cao của bé vẫn tăng đều đặn. Một số khác thì thấy trẻ không muốn ăn uống liền hay quát mắng và dọa ép trẻ ăn. Việc thiếu kinh nghiệm nuôi con nhỏ cùng với sự thiếu tinh tế nhận biết các thói quen ăn uống của trẻ vô tình gây áp lực lên con, con trẻ thấy không thoải mái và vui vẻ vào mỗi bữa ăn. Đây là lý do khiến trẻ càng chán ăn và sợ ăn.

- Trẻ được ăn vặt quá nhiều khiến bữa chính bị bỏ bê: Không ít bố mẹ có quan niệm cho trẻ ăn vặt sẽ giúp bù lại lượng dinh dưỡng chưa cung cấp đủ trong các bữa ăn chính mà không biết rằng: Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Hơn nữa, việc này còn gây hại đến sức khỏe của trẻ.

- Trẻ được cho ăn “tùy hứng” theo bữa, ăn uống không tập trung: Nhiều khi cha mẹ quá bận rộn với công việc của mình nên cho con ăn không đúng giờ giấc, tiện đâu ăn đó, cứ thấy con đói là cho ăn. Một số bố mẹ khác khi thấy con không ăn thì lựa chọn cách cho trẻ xem tivi, chơi điện thoại, ipad… với mong muốn con ăn nhanh nhất có thể. Thói quen không tốt này vô tình khiến việc ăn uống của trẻ vất vả hơn và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

4.2. Biếng ăn bệnh lý

Thường khi bị ốm bệnh, ngay cả người lớn còn có cảm giác chán ăn, không thiết tha chuyện ăn uống. Với trẻ nhỏ khi các hệ cơ quan chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa còn non nớt, thì khi trẻ ốm bệnh rất dễ gặp tình trạng biếng ăn, chán ăn. Mặc dù hiểu được cảm giác khó chịu của trẻ, nhưng nếu không giúp trẻ cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu trong thời điểm này thì thật khó để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh và hồi phục. Biếng ăn bệnh lý ở trẻ thường xuất phát từ những nguyên nhân như:

- Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể của trẻ, ức chế các enzyme chuyển hóa trong cơ thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, thiếu máu và còi xương.

- Trẻ ốm bệnh dài ngày: Những căn bệnh thường gặp ở trẻ như cảm cúm, viêm amidan, viêm họng kéo dài thường khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, đau nhức và khó chịu. Trẻ lười vận động và không có cảm giác đói, không thèm ăn. Vì vậy, nếu tình trạng bệnh kéo dài, trẻ chán ăn thành thói quen sẽ khó bỏ.

- Biếng ăn do vấn đề răng miệng: Răng miệng là cửa ngõ đón đầu các loại thực phẩm chính cho cơ thể. Nhiều trẻ trong giai đoạn mọc răng bị sốt, viêm lợi, cảm giác đau đớn sẽ hạn chế việc nhai nghiền. Trẻ cảm giác khô miệng, nhạt miệng và đôi khi cáu gắt, phản ứng tiêu cực với vấn đề ăn uống.

4.3. Biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý là tình trạng chán ăn, lười ăn tự nhiên và thường gặp ở trẻ nhỏ, khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển các kỹ năng mới. Biếng ăn sinh lý thường ít nghiêm trọng hơn biếng ăn bệnh lý hay biếng ăn tâm lý, nhưng nếu bố mẹ không hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục phù hợp có thể dẫn tới biếng ăn kéo dài, đồng thời dẫn tới các hệ lụy sau biếng ăn của trẻ. 

- Khoảng thời gian trẻ biếng ăn sinh lý thường trùng với các thời điểm bé biết lẫy (lật), ngồi, đứng hoặc tập đi,... bé sẽ ăn ít trong một vài ngày hoặc kéo dài trong khoảng thời gian vài tuần. Sau đó bé sẽ ăn uống bình thường trở lại.

- Trẻ không có thói quen sinh hoạt đúng giờ: Trong độ tuổi phát triển, trẻ rất hiếu động và thích khám phá thế giới xung quanh. Sự chú ý với những điều mới mẻ có thể khiến trẻ vui chơi quá mức mà quên ăn. Nếu các bữa ăn thường diễn ra không đúng giờ giấc cố định, không tạo được thói quen ăn uống đều đặn thì trẻ dễ quên bữa và chán ăn.

- Thiếu vi chất dinh dưỡng khiến trẻ biếng ăn: Các vi chất dinh dưỡng là những chất cần thiết cho cơ thể: vitamin, sắt, kẽm, lysine,… Nếu thiếu vi chất, cơ thể trẻ sẽ mệt mỏi, chán ăn, thức ăn chuyển hóa trong cơ thể giảm sút khiến hệ tiêu hóa kém, hệ miễn dịch suy giảm chức năng.

5. Hậu quả tiềm ẩn khi trẻ biếng ăn dài ngày

Biếng ăn về bản chất không phải là bệnh và cũng không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng, nên khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu biếng ăn hoặc chỉ mới một hai ngày giảm lượng ăn, ông bà, bố mẹ đừng vội lo lắng. Trước hết hãy bình tình xem lại nguyên nhân ở đâu, để áp dụng giải pháp tốt nhất dựa trên tinh thần tôn trọng con trẻ.

Mặc dù biếng ăn không hề nghiêm trọng như mọi người vẫn nghĩ nhưng biếng ăn kéo dài thường tiềm ẩn những hậu quả đáng lo. Khi trẻ biếng ăn kéo dài đồng nghĩa bước vào cái vòng luẩn quẩn: Biếng ăn dẫn đến thiếu chất, từ đó trẻ chậm tăng cân, đề kháng suy giảm, rồi các bệnh vặt có cơ hội ập đến. Trẻ ốm thì lại biếng ăn, và cứ thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Những hậu quả tiềm ẩn khi trẻ biếng ăn dài ngày, bố mẹ đừng chủ quan:

5.1. Thiếu hụt dưỡng chất dẫn đến rối loạn tăng trưởng

Khi trẻ biếng ăn, thì thật khó để cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết hàng ngày qua con đường ăn uống. Lượng thực phẩm ít ỏi bé ăn, sẽ dẫn tới sự thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng - những dưỡng chất cơ thể chỉ cần với một lượng nhỏ nhưng rất dễ thiếu hụt. 

Nếu tình trạng này kéo dài thường dẫn tới sự rối loạn tăng trưởng, hay các vấn đề sức khỏe, bệnh lý của trẻ: Thiếu vitamin A khiến khô mắt, khô giác mạc có thể dẫn đến mù lòa; thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù; thiếu sắt gây thiếu máu; thiếu vitamin D, canxi gây bệnh còi xương, rối loạn tăng trưởng… Hay một số tình trạng thường gặp ở trẻ: Trẻ bị mất vị giác, không có cảm giác ngon biếng, trẻ đề kháng kém, hay ốm vặt… do thiếu hụt vi khoáng kẽm. Trẻ kém hấp thu, chậm tăng cân do thiếu sắt và các vitamin nhóm B…

Biếng ăn, thiếu hụt dưỡng chất cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ trong giai đoạn trưởng thành.

5.2. Sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh vặt

9/10 bà mẹ có con biếng ăn than phiền rằng: Khi con ăn không đủ khẩu phần, sức đề kháng của trẻ bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tiêu chảy… đều có thể dễ dàng tấn công bé bất cứ lúc nào. Các số liệu thống kê cũng chỉ rõ: Khi suy giảm hệ miễn dịch, trẻ biếng ăn sẽ có số ngày bệnh nhiều hơn 29%, nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều hơn 45%.

5.3. Chậm phát triển về trí tuệ

Dinh dưỡng là một trong ba yếu tố quyết định sự phát triển trí tuệ của trẻ (dinh dưỡng, gen, môi trường học tập và rèn luyện). Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não như: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt, Taurin, chất béo… là những chất tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra, trẻ bị biếng ăn thua kém hơn hẳn về điểm trí tuệ so với trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất (14 điểm chuẩn MDI - Mental Developmental Index) và sự thua thiệt này có thể ảnh hưởng suốt 5 năm phát triển về sau của trẻ.

5.4. Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc của trẻ

Chỉ số cảm xúc hay còn gọi là chỉ số EQ. Trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường sống. Có thể xem đây chính là nền tảng tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai. Tuy nhiên, trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, trẻ có xu hướng thụ động, khó hòa nhập,… lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học kém, khó thành đạt.

6. Những giải pháp hiệu quả giúp trẻ hết biếng ăn tự nhiên

Mặc dù đã biết biếng ăn không phải là bệnh nhưng chẳng bố mẹ nào muốn con mình biếng ăn cả. Với bố mẹ, việc con ăn ngủ khỏe, vui chơi khỏe mạnh hằng ngày là niềm hạnh phúc lớn nhất. Để giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn, các chuyên gia dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng VHN Bio xin hướng dẫn bố mẹ một số giải pháp hiệu quả sau:

6.1. Giải pháp giúp con ăn ngon trong giai đoạn ốm bệnh

Khi mắc bệnh, trẻ thường mệt mỏi và chán ăn, lười ăn. Lượng thực phẩm nạp vào cơ thể không đủ khiến con trẻ thiếu hụt dinh dưỡng và kém phát triển hơn. Bởi vậy, các bậc bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm tới nguồn dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ để trẻ nâng cao miễn dịch, tăng sức đề kháng:

-  Hãy cho trẻ ăn những món yêu thích, mùi vị thơm ngon để kích thích, ăn được nhiều hơn trong những ngày mắc bệnh. Nên chế biến thức ăn dạng lỏng và mềm hơn giúp tiêu hóa dễ dàng.

- Xây dựng khẩu phần ăn đảm bảo các nguồn dinh dưỡng: Đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.

- Bổ sung đầy đủ các vitamin A, vitamin B, Vitamin C và các vi khoáng chất như magie, kẽm, sắt,…

-  Cho bé uống đủ nước. Bạn cũng có thể cho uống thêm các loại nước trái cây để cung cấp vitamin cho bé giúp tăng cường đề kháng.

- Bố mẹ hãy luôn cổ vũ con, tạo không khí bữa ăn thoải mái, không gây áp lực cho con trẻ.

-  Trẻ từ 24 tháng trở lên, nên định kỳ 6 tháng tẩy giun một lần; vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ mới mọc răng.

- Không nên lạm dụng các thuốc kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa của trẻ.

6.2. Khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ

Biếng ăn tâm lý tuy không nghiêm trọng và khẩn cấp bằng biếng ăn bệnh lý, nhưng nếu tình trạng này kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thể trạng của trẻ, mà còn hình thành những thói quen xấu, hành vi ăn uống sai cách - cũng chính là tạo ra một nền móng thiếu vững chắc cho sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của con.

Để khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý của trẻ, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau:

- Cần cung cấp cho trẻ khẩu phần ăn đa dạng; ăn bao nhiêu phụ thuộc vào cơ thể của trẻ có hấp thu được hay không.

- Trẻ chỉ ăn lượng thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu của mình. Mọi sự ép buộc có thể dẫn tới các tác động ngược lại mà bạn không lường trước được.

- Để biết được chính xác sự phát triển của trẻ, bạn cần dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao theo chuẩn WHO, tránh dựa vào chỉ số cân nặng của "con nhà người ta".

- Những món ăn lạ, chưa quen hoặc không hợp khẩu vị của con, hãy kiên trì tập cho con làm quen dần dần, từ ít đến nhiều trong các bữa ăn.

- Khi con đã ăn đủ no, không nên ép ăn thêm để tránh làm bé sợ hãi. Tránh các hành vi ép buộc như đè bé đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt, đánh cho bé khóc để bé nuốt...

- Tạo không khí vui vẻ,thoải mái; tránh những bất hòa, xung đột trong gia đình khiến bé sợ hãi.

- Tránh cho thuốc vào thức ăn hay sữa. Khi trẻ bệnh, nếu trẻ khó uống thuốc, bạn hãy trình bày với bác sĩ để bác sĩ cho thuốc dễ uống, không nên cho thuốc vào thức ăn để đánh lừa trẻ.

- Nên cho trẻ ngồi vào bàn và tập trung ăn. Không nên vừa ăn vừa chơi, hay bế bé đi ăn rong... tạo thói quen xấu cho bé sau này rất khó thay đổi.

6.3. Nhanh chóng vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ

Biếng ăn sinh lý là tình trạng tự nhiên theo các giai đoạn phát triển của trẻ, thay vì quá lo lắng, bố mẹ hãy thấu hiểu, lắng nghe cơ thể trẻ thật tốt để cho mình những giải pháp kịp thời:

-  Theo dõi quá trình phát triển của trẻ theo từng giai đoạn để nắm bắt được nguyên nhân trẻ biếng ăn.

-  Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn để cơ thể bé vẫn được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, tránh bị còi, suy dinh dưỡng.

- Khi trẻ bị biếng ăn sinh lý, cha mẹ không nên nóng lòng tự ý sử dụng các loại thuốc bổ hoặc ép trẻ ăn. Hãy kiên nhẫn, cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, cố gắng thay đổi các món ăn lạ, hấp dẫn... chờ trẻ ăn trở lại.

6.4. Phòng và điều trị các kiểu biếng ăn bằng vi chất dinh dưỡng tự nhiên

Dù bé nhà bạn đang bị biếng ăn kiểu gì, thì tình trạng biếng ăn kéo dài luôn tiềm ẩn những hậu quả nghiêm trọng. Đừng để đến khi bị bệnh rồi mới tìm cách chữa, hãy phòng bệnh chủ động. Biếng ăn tuy không phải là bệnh nhưng bố mẹ cũng đừng nên đợi đến khi trẻ bị biếng ăn rồi mới đi cầu cứu tứ phương.

Ở giai đoạn phát triển của trẻ, trẻ thường có những thay đổi đáng kể về nhu cầu dinh dưỡng, thay đổi chóng mặt về tâm sinh lý nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý và đồng hành cùng con, hãy chăm chút cho con cẩn thận, đúng cách ngay từ những ngày đầu, việc này sẽ giúp bố mẹ giảm áp lực, gánh nặng cho việc sửa sai về sau.

Để giúp con phòng và điều trị biếng ăn thuận tự nhiên, không cần đến sự can thiệp của thuốc bổ hay các loại thuốc kích thích ăn uống, bố mẹ hãy chú ý đến những nhóm dưỡng chất sau:

- Kẽm: Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu và quan trọng cho chức năng tế bào, tham gia vào thành phần của trên 300 enzyme khác nhau. Kẽm giúp hình thành các gai vị giác giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng tự nhiên. Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác mất hẳn hoặc bớt nhạy cảm, gây tình trạng chán ăn ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng...

Kẽm không được cơ thể dự trữ. Nên việc bổ sung thường xuyên kẽm là rất quan trọng để cơ thể luôn thực hiện tốt các chức năng của mình.

- Mangan: Mangan là một loại vi chất dinh dưỡng mà cơ thể chỉ cần với một lượng nhỏ, thường được lưu trữ ở xương, gan, tụy và thận, cần thiết cho việc sản xuất, hoạt hóa một số enzyme và chất chống oxy hóa chống lại sự tổn hại gốc tự do vì vậy việc nhận đủ mangan có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào.

Mangan đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Giúp tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn đưa vào cơ thể.

- EX – CUMIN®: Curcumin làm tăng sự thèm ăn có kiểm soát. Do Curcumin tăng cường sản xuất các hormone điều hòa sự thèm ăn có liên quan đến các tế bào béo (fat cell).

- Lysin HCl: Lysine là một trong 12 axit amin thiết yếu cần có trong bữa ăn hằng ngày. Nó giúp tăng cường hấp thụ và duy trì canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể. Lysine là thành phần của nhiều loại protein, là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, kích thích ăn ngon.

Để giúp bố mẹ bớt áp lực khi chăm con biếng ăn, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio đã nghiên cứu và ứng dụng thành công Công nghệ sinh học Bio-organic theo quy trình sản xuất của Hoa Kỳ, để tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scumin - Đề kháng khỏe, trẻ ăn ngon.

Scumin là sản phẩm bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền... giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Bài viết trên đây, đã giúp bố mẹ hình dung ra bức tranh toàn cảnh nhất về tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Nắm được những kiến thức cơ bản này sẽ giúp bố mẹ tự tin hơn trong quá trình chăm sóc con cái, đặc biệt là việc cho con ăn. Nếu bố mẹ có bất cứ khó khăn gì trong quá trình chăm sóc con nhỏ cũng như chuyện ăn uống của con hãy kết nối ngay với các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng VHN Bio để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất. Bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.