Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Trẻ biếng ăn hay khóc đêm: Bình thường hay bất thường?

Nuôi con mọn cực nhất là khi trẻ biếng ăn hay khóc đêm. Những lúc như vậy cả gia đình như loạn hết lên, con mệt mỏi bao nhiêu thì bố mẹ cũng thiếu ngủ lo lắng bấy nhiêu. Tại sao con cứ mãi biếng ăn, quấy khóc? Giải pháp nào giúp con ăn ngon ngủ ngon? Hãy cùng chuyên gia viện Dinh dưỡng của chúng tôi khám phá những điều này qua bài viết dưới đây nhé!

Hay khóc đêm – dấu hiệu bình thường ở trẻ sơ sinh

Trong khoảng thời gian từ khi em bé chào đời cho đến khoảng 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh thường quấy khóc và đa phần khóc về đêm. Tuy nhiên, việc trẻ khóc trong giai đoạn này được coi là bình thường và là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của em bé trong những tháng đầu sau khi sinh. Trẻ bắt đầu làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ.

Tình trạng khóc đêm không chịu ngủ này sẽ được giảm dần khi trẻ khoảng 4 tháng tuổi trở lên. Lý do là bởi bé đã thích nghi được với môi trường và bố mẹ biết cách chăm sóc tốt cho trẻ. Trẻ hay khóc đêm được coi là bình thường khi không kèm theo các biểu hiện khác như: hay giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ, khóc thét…

> XEM THÊM:

- Những cột mốc bé thường dễ biếng ăn sinh lý mẹ cần phải thuộc lòng

- Bé biếng ăn khi mọc răng - Mẹ hãy cùng con lắng nghe cơ thể

- Tại sao trẻ biếng ăn hay ốm vặt - Đâu là nguyên nhân chính

Trẻ biếng ăn hay khóc đêm, nguyên nhân do đâu?

Lý giải cho tình trạng trẻ biếng ăn hay khóc đêm, các chuyên gia đã đưa ra một số nguyên nhân như:

1. Trẻ thiếu kẽm

Có thể nói, kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng, xếp hàng thứ 6 trong cơ thể người, đặc biệt với trẻ nhỏ. Kẽm đóng vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa và hệ thần kinh, giúp cho trẻ sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Thiếu kẽm khiến con trẻ có các biểu hiện như: chán ăn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, giấc ngủ ngắn, con trẻ hay cáu gắt, buồn bực, quấy khóc về đêm…

Kẽm được bổ sung chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Nếu mẹ bổ sung thực phẩm ít kẽm hoặc trẻ biếng ăn không chịu ăn khiến cơ thể không hấp thu đủ dinh dưỡng đều gây ra tình trạng khóc đêm. Vì vậy, có thể nói việc thiếu kẽm và biếng ăn hay khóc đêm là một vòng luẩn quẩn, rào cản lớn cho sự phát triển của trẻ.

2. Trẻ thiếu vitamin D, Canxi

Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là nguyên nhân sinh lý hoặc tâm lý, biếng ăn bệnh lý… Biếng ăn dẫn tới việc cung cấp chất dinh dưỡng từ thức ăn cho trẻ bị hạn chế. Vitamin D và canxi là thành phần không dễ hấp thu, đồng thời bị thất thoát nhiều trong quá trình chế biến.

Chính vì vậy, trẻ biếng ăn rất dễ thiếu vitamin D và canxi. Hai thành phần có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương, răng… Thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ chậm lớn, còi cọc, xương răng kém phát triển, hay ốm nên sinh ra buồn bực, hay khóc đêm.

3. Trẻ khóc đêm do đói

Biếng ăn hay khóc đêm có thể do nguyên nhân là trẻ bị đói. Trẻ chán ăn do mẹ nấu chưa đúng khẩu bị, sao nhãng ăn uống, rối loạn tiêu hóa… đem về trẻ sẽ bị đói và khó ngủ. Nếu bố mẹ không biết điều này, không cho trẻ ăn kịp thời, con sẽ đói và quấy khóc ban đêm nhiều.

Tình trạng này diễn ra nhiều lần sẽ hình thành cho con phản xạ quấy khóc vào ban đêm, dù có đói hay không.

4. Trẻ biếng ăn có sức đề kháng kém

Khi bé biếng ăn, con trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng vào cơ thể. Lâu dần ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ. Con dễ bị tác động từ các tác nhân bên ngoài môi trường như vi khuẩn, vi sinh vật, thời tiết, không khí… gây ốm vặt. Cơ thể mệt mỏi, ốm khiến con hay cáu gắt, mệt mỏi, quấy khóc nhiều, đặc biệt vào ban đêm.

5. Hệ tiêu hóa của trẻ kém

Một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay khóc đêm là do hệ đường ruột kém. Khi hệ tiêu hóa non nớt chưa hoàn thiện sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn và vi sinh vật. Đó là lý do vì sao trẻ thường xuyên gặp các vấn đề tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng… Trẻ cảm thấy đau, không thoải mái, mệt mỏi và hay quấy khóc đêm.

Hệ tiêu hóa kém cũng là nguyên nhân khiến con chán miệng, không muốn ăn, gián tiếp làm nặng thêm tình trạng quấy khóc đêm.

Cách giúp mẹ chăm sóc trẻ biếng ăn hay khóc đêm

Để tìm ra phương pháp tốt nhất cho con, các mẹ cần phải hiểu con trước. Khi hiểu cơ thể con, mẹ sẽ tìm ra cách phù hợp nhất. Một số mẹo nhỏ giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn và hay khóc đêm:

  • Tạo không gian ngủ thoải mái cho trẻ: yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, hay bật những bản nhạc không lời nhẹ nhàng để đưa con vào giấc ngủ…
  • Bổ sung vitamin D, canxi cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng, dùng các thực phẩm giàu vitamin D (Cá hồi, cá trích, dầu gan cá, lòng đỏ trứng, nấm,…)
  • Bổ sung kẽm cho trẻ bằng các món ăn chế biến từ thịt đỏ, đậu, ngao, các loại hạt, sữa, trứng,…
  • Chia nhỏ các bữa ăn, đa dạng thực đơn món ăn
  • Cho trẻ sử dụng các thực phẩm bổ sung vi chất di dưỡng.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, mẹ cũng có thể chủ động bổ sung vi chất dinh dưỡng, hỗ trợ và kích thích ăn ngon ở trẻ với dòng sản phẩm Scumin đến từ Viện dinh dưỡng VHN Bio.

Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ có thể an tâm và tự tin biết cách xử trí khi thấy trẻ biếng ăn hay khóc đêm. Mọi thông tin cần tư vấn về dinh dưỡng và sản phẩm Scumin, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt  nhất. 

Để được tư vấn và tìm hiểu thêm về tình trạng biếng ăn, hay ốm vặt của trẻ, bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.