Follow Us:

vhn.bio@gmail.com 0936.653.545

blog

Vi chất dinh dưỡng là gì mà cơ thể không được phép thiếu?

Nhiều người thường hay ngộ nhận cứ ăn uống đủ bữa thì mặc nhiên cơ thể đã được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu mỗi ngày. Và họ chỉ có thể phát hiện ra sự thật cho tới khi cơ thể réo lên những hồi chuông cảnh báo, hoặc phải nhờ đến sự hỗ trợ thăm khám của các chuyên gia y tế. Dường như chúng ta chỉ quan tâm nhiều đến việc cân đối hàm lượng protein, chất béo, tinh bột… trong khẩu phần ăn hằng ngày, mà vô tình quên đi những thành phần vi lượng như các vi chất dinh dưỡng, dẫn tới sự báo động liên hồi của cơ thể. Vậy vi chất dinh dưỡng là gì mà cơ thể không được phép thiếu?

Vi chất dinh dưỡng là gì?

Nếu như các chất dinh dưỡng đa lượng được cơ thể con người cần với hàm lượng tính theo gram mỗi ngày, thì một nhóm dưỡng chất khác, cơ thể chỉ cần với hàm lượng dưới 100 miligram, thậm chí chỉ vài microgram mỗi ngày, được gọi chung với cái tên “vi chất dinh dưỡng”. Trong khi các dưỡng chất đa lượng cung cấp cho con người nguồn năng lượng cần thiết cho các chức năng và hoạt động cơ bản mỗi ngày, thì các vi chất dinh dưỡng được ví như “những chiếc bugi” giúp kích hoạt năng lượng, qua đó hỗ trợ cơ thể sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng đã được cung ứng, thúc đẩy những phản ứng sinh hóa trong các tế bào của cơ thể.

Vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất, là những dưỡng chất thiết yếu, có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch, phát triển trí não và nhiều chức năng quan trọng khác. Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng: Một số vi chất dinh dưỡng còn có vai trò trong việc ngăn ngừa và chống lại bệnh tật.

Điểm danh những vi chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể

Có khoảng 90 các vi chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, chúng được chia thành 4 nhóm: Vitamin tan trong nước, vitamin tan trong chất béo, khoáng đa lượng và khoáng chất vi lượng. Thông thường thì những dưỡng chất này cơ thể con người không thể tự sản xuất mà phải được cung cấp qua nguồn thực phẩm. Vitamin là các hợp chất hữu cơ thường có trong thực vật và động vật, có thể bị phá vỡ bởi nhiệt, axit hoặc không khí. Còn khoáng chất thường là vô cơ, tồn tại trong đất hoặc nước và không dễ bị phá vỡ. Khi ăn, chúng ta hấp thu các vitamin từ các nguồn thực phẩm và các khoáng chất do động thực vật hấp thụ được từ đất hoặc nước.

Mỗi nhóm vi chất dinh dưỡng lại có một vai trò, sứ mệnh khác nhau đối với cơ thể con người:

Nhóm vitamin tan trong nước:

- Vitamin B1 (Thiamin): Giúp chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng.

- Vitamin B2 (Riboflavin): Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.

- Vitamin B3 (Niacin): Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.

- Vitamin B5 (Axit Pantothenic): Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.

- Vitamin B6 (Pyridoxine): Giúp cơ thể giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ để lấy năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu.

- Vitamin B7 (Biotin): Đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose.

- Vitamin B9 (Folate): Quan trọng đối với sự phân chia tế bào.

- Vitamin B12 (Cobalamin): Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu và hệ thống thần kinh và chức năng não.

- Vitamin C (Axit Ascorbic): Cần thiết cho việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh, protein, collagen trong da.

Nhóm vitamin tan trong chất béo:

- Vitamin A: Cần thiết cho thị lực, chức năng tăng trưởng, sinh sản.

- Vitamin D: Thúc đẩy chức năng miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương.

- Vitamin E: Hỗ trợ chức năng miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi những tổn thương.

- Vitamin K: Cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương.

Nhóm khoáng đa lượng:

- Canxi: Cần thiết cho các chức năng, cấu trúc của xương và răng. Hỗ trợ chức năng cơ, co thắt mạch máu.

- Phốt pho: Một phần của cấu trúc màng xương và tế bào.

- Magie: Hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm cả điều hòa huyết áp.

- Natri: Chất điện giải giúp cân bằng chất lỏng trong cơ thể và duy trì huyết áp.

- Clorua: Thường được tìm thấy cùng natri. Giúp duy trì cân bằng chất lỏng và được sử dụng để làm dung dịch tiêu hóa.

- Kali: Chất điện giải duy trì trạng thái chất lỏng trong các tế bào, giúp truyền dẫn thần kinh và chức năng cơ bắp.

- Lưu huỳnh: Một phần của mọi mô sống và có trong axit amin methionine và cysteine.

Nhóm khoáng chất vi lượng:

- Sắt: Giúp cung cấp oxy cho cơ bắp, hỗ trợ trong việc tạo máu và tạo ra một số hormone.

- Mangan: Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, axit amin và cholesterol.

- Đồng: Cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, cũng như chức năng não và hệ thần kinh.

- Kẽm: Cần thiết cho sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch và chữa lành vết thương.

- Iốt: Hỗ trợ điều hòa tuyến giáp.

- Flo: Cần thiết cho sự phát triển của xương và răng.

- Selen: Quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp, sinh sản và bảo vệ chống lại tổn thương, oxy hóa.

Vậy cần làm gì để cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu?

Đến đây, chúng ta có thể khẳng định ăn đủ bữa thôi vẫn chưa ổn mà còn cần phải có một khẩu phần ăn phải đa dạng về chủng loại, cân bằng về dinh dưỡng. Tất nhiên là không được phép thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng thiết yếu – những dưỡng chất tuy “nhỏ nhưng có võ”. Khi bạn đã hiểu vi chất dinh dưỡng là gì và vai trò quan trọng của chúng đối với sức khỏe, hãy nhanh chóng tự lên cho mình và gia đình một thực đơn khoa học, lựa chọn những thực phẩm, sản phẩm bổ sung theo nguyên tắc tôn trọng quy luật tự nhiên của cơ thể, để luôn đảm bảo một sức khỏe bền vững, dẻo dai. Để tìm hiểu thêm về nhu cầu dinh dưỡng cũng như được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé nhà bạn, bố mẹ có thể kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Scumin Đề kháng khỏe trẻ ăn ngon hoặc website: http://scumin.vn/. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.